Thứ Ba, 30 tháng 1, 2007

Đã bao giờ bạn gỡ một con hạc giấy?




Lấy từ blog của em gái
http://blog.360.yahoo.com/blog-mgLXmb0laae3._XZl4XboVndWhmSeA--?cq=1&p=1481

Người ta chỉ xếp hạc giấy để trưng, để ngắm, để tặng. Có ai lại ngồi cẩn thận gỡ một con hạc giấy, nhỉ?! Nếu không thích thì cứ vò nát là xong …


Một người bạn đã dạy tôi cách gấp hạc rất nhanh và đẹp. Thẳng nếp và sắc cạnh, thân con hạc ít đường miết và do vậy, nhìn rất mát mắt.

Gấp hạc cũng như vun vén một tình cảm. Bạn luôn muốn nhẹ nhàng, luôn muốn nâng niu, luôn muốn biến nó thành một thực thể thập toàn thập mỹ. Một con hạc đẹp không tì vết, bạn ngắm mãi không chán. Với một con hạc trót gấp sót gấp sai, mỏ hỏng đuôi cong, bạn sẽ gấp một con khác, rồi nhiều con khác cho đến khi hài lòng mới ngưng. Có nhiều người rất chăm chỉ gấp hạc và chẳng bao giờ nản lòng, luôn đòi hỏi phải gấp kì được con hạc đẹp nhất. Tôi thán phục họ, những người không mỏi mệt đi tìm tình yêu tròn trĩnh đích thực cho mình.

Tháo hạc là gỡ bỏ một tình cảm. Dù đẹp hay xấu, thì tháo sinh vật giấy tí xiu ấy cũng khiến bạn lúng túng lúc khởi đầu. Xoay đuôi, xoay cổ, phải bung nếp nào ra đầu tiên để tờ giấy không rách toạc? Phải bung nếp lòng nào đầu tiên và như thế nào để tình yêu cũ không làm tâm hồn bạn rách toạc hay trở nên quá nhàu nhĩ? Khi con hạc trở lại trạng thái một tờ giấy, thì dù có miết lấy miết để bằng bàn ủi 100 độ, nó cũng chẳng thể phẳng phiu như trước. Mảnh giấy từng là một con hạc đẹp, dù gấp khéo và gỡ khéo thế nào thì vẫn có vết nhăn. Bạn sẽ có thể hoàn toàn phủi sạch những chuyện xưa cũ? Tôi không nghĩ thế. Kỷ niệm rất hiếu động, nó nấp đâu đấy và thi thoảng chạy ra hù một cái làm bạn giật mình, rồi nó lại lẩn mất.

Sẽ có người vẫn giữ lại những con hạc không như ý, không tháo ra, rồi gấp một con khác. Nhưng lẫn lộn trong đống hạc, họ khó phân biệt được đâu là con đẹp nhất để ngắm, để chăm sóc. Hoặc trong một phạm vi hũ thủy tinh hẹp mà quá nhiều hạc thì chúng sẽ cựa vào làm tấy nhau. Còn tôi, tôi sẽ giữ cho mình một con hạc đẹp và một vài (hoặc có thể là khá nhiều) tờ giấy nhăn nhó.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2007

Này thì lẩu Phùng Hưng này...




Bà con TRAVIPMEDIA và ZIDEAN ở Hà Nội đọc bài này nhé!


Phát hoảng với “lẩu ngoại” Hà Nội!

Quá đã! Nhưng ít ai biết nguyên liệu làm nước lẩu được nhập lậu từ Trung Quốc.

“Công nghệ” nước... lẩu

11h trưa. “Phố lẩu” Ngõ Trạm ùn ùn thực khách. Chúng tôi ghé vào quán lẩu ngay đầu Ngõ Trạm, một trong sáu quán thuộc chuỗi nhà hàng T lẩu cùng nằm trên đoạn phố này. Ngồi chưa đầy năm phút, một nữ nhân viên đã bưng ra và đặt lên bàn một nồi nước dùng nghi ngút khói, màu vàng đục, nổi lều phều mấy miếng dọc mùng (bạc hà).

Giả vờ đi rửa tay, tôi bước nhanh theo cô nhân viên vào phía trong của quán với mục đích “ngó trộm” công nghệ làm lẩu của họ. Khi tôi bước vào, hai nam nhân viên đang đun nước lẩu chứa trong bốn nồi nhôm lớn cỡ 150 lít, đặt trên bếp lò phừng phực lửa.

Một nhân viên nam lấy một can nhựa trắng 40 lít đặt ngay sát buồng vệ sinh, mở nắp và đổ lần lượt vào từng nồi nước dùng đang đun trên bếp một thứ chất lỏng màu vàng nhờ. Cô nhân viên đứng bên cạnh lấy chiếc môi có cán dài, khuấy đều từng nồi. Váng mỡ, hành đọng lại đen kít trên vành miệng ca.

Sau đó họ múc nước dùng được đun nóng trong bốn chiếc nồi nhôm đổ vào một thùng nhựa loại 250 lít để kế bên. Thỉnh thoảng, một nhân viên lại thoăn thoắt chạy từ ngoài vào, múc nước từ thùng nhựa vào nồi inox rồi bê lên cho thực khách. Mới 11h trưa mà các quán lẩu đã đông nghẹt người ra vào.

Bí ẩn gia vị lẩu

“Gia vị lẩu Tàu, lẩu Thái Lan giá 6.000 đồng/gói. Mua nhiều thì 5.500 đồng/gói, đảm bảo ngọt như nước xương bò ninh. Nếu thích có mùi vị của lẩu gà thì mua 55.000 đồng/ hộp bột hương gà của Trung Quốc!” - chị Hạnh, chủ kiôt bán buôn hàng khô, đồ hộp trên phố Nguyễn Thiện Thuật cạnh chợ Đồng Xuân, “tiếp thị” ngọt như đường sau khi nghe tôi trình bày đang muốn mở một nhà hàng lẩu ở Mỹ Đình.

Theo chị Hạnh, cửa hàng của chị rất có uy tín cung cấp gia vị lẩu Trung Quốc (TQ), lẩu Thái Lan và các loại gia vị khác do hai nước này sản xuất cho phố lẩu Phùng Hưng. Chị kể vanh vách những nhà hàng như quán NN, quán Linh... trên đường Phùng Hưng vẫn thường mua gia vị từ kiôt nhà chị về “làm hàng”.

Cầm mấy gói “gia vị lẩu” từ bà chủ, tôi phát hoảng khi thấy một loại gia vị lẩu kín đặc chữ TQ, đỏ khé với nồi lẩu đủ cá, thịt, rau xanh ở mặt trước. Hoàn toàn không có lấy một dòng chữ về nguyên liệu, cách dùng, hạn sử dụng. Cũng chẳng biết ai sản xuất và nhập khẩu về VN.

Mở gói gia vị lẩu, mùi cay xộc lên mũi. Những vảy mỡ nước màu vàng ngấm ra ngoài túi nilông làm cái túi nhầy nhụa, trông đã thấy mất vệ sinh. Bên trong là một bánh đặc gồm mỡ, bột ớt, muối, đường, sả băm...

Mấy nhà chuyên môn ở Cục An toàn vệ sinh thực phẩm được chúng tôi cho xem gói lẩu, nói: “Chắc chắn phải có hóa chất bảo quản, nếu không mỡ nước và các nguyên liệu tươi khác không thể để tháng này qua tháng khác trong túi nilông”.

Ông chủ Thành, chủ nhà hàng N trên phố Phùng Hưng, cười bí hiểm khi tôi đề nghị “tư vấn giúp mở một nhà hàng lẩu ở Mỹ Đình”. Theo đó, chỉ có việc tư vấn làm sao cho lẩu ngon như quán của ông thì tôi sẽ hậu tạ 20 triệu đồng.

Ông Thành nói: “Muốn ngon như vậy thì dễ thôi, tôi sẽ cho nhân viên đến giúp”. Khi tôi hỏi có phải dùng gia vị lẩu TQ hay Thái Lan để hạ giá thành hay không, ông chủ lại mỉm cười bí hiểm. “Khi đó hãy biết”. Nhưng khi thấy tôi chỉ mấy cái bao bì gia vị lẩu chữ TQ ngay cạnh bàn chế biến, ông Thành cười ngượng: “Bao bì bột ngọt ấy mà!”.

Muốn mua bao nhiêu cũng có

Những gói gia vị lẩu được
bán đầy rẫy tại chợ Lũng
Vài (Trung Quốc).

Trong vai một ông chủ mới mở quán lẩu, tôi ngược quốc lộ 1 lên biên giới Lạng Sơn tìm nguồn hàng. Sau khi biết ý định muốn lấy nhiều hàng của tôi, Hưng, một tay bán hàng thực phẩm khô tại chợ Đồng Đăng, nói: “Loại lẩu gói này bên TQ bán đầy. Nếu cần tôi dẫn sang mua...”.

Chúng tôi ngược đường Hang Dơi sang bên chợ Lũng Vài. Hưng dẫn tôi vào một kiôt bán bánh kẹo và hàng thực phẩm. Chủ kiôt là một cô gái TQ biết nói tiếng Việt. Cô gái gật đầu lia lịa khi nhìn thấy Hưng đưa ra mẫu gia vị lẩu tôi mang theo, rồi hỏi bằng thứ giọng lơ lớ: “Mua “cẩu lìu” (gia vị lẩu) à, lấy nhiều không? Cái này người VN mua nhiều lắm. Nhưng lấy số lượng lớn phải đặt hàng trước”. Tôi bảo: “Cần xem thử mẫu, có bao nhiêu loại cứ đem hết ra”.

Cô gái mở hộc tủ lôi ra hơn chục gói gia vị lẩu với ba chủng loại chính: dạng bột, dạng mỡ đóng thành bánh và dạng thuốc bắc. Tất cả được đóng trong bao bì nilông, bên ngoài màu mè lòe loẹt, chữ TQ chi chít. Cái nào cũng vẽ hình một nồi lẩu nghi ngút khói bên cạnh ngồn ngộn các đĩa thịt gà, thịt bò, cá, tôm, rau... “Gói bánh mỡ có giá 2 NDT (1 NDT = 2.000 đồng), gói bột và gói dạng thuốc bắc đồng giá 0,8 NDT, nếu lấy nhiều giảm được 0,2-0,4 NDT/gói” - cô chủ kiốt nói.

Tôi mở ra xem thử gói gia vị lẩu dạng bánh mỡ. Mùi gây gây nồng nồng xộc thẳng vào mũi, bên trong thứ bánh mỡ đã đông bết lại vàng khè, đôi chỗ ngả màu đen. Theo hướng dẫn của cô chủ kiôt, chỉ cần bỏ cái bánh mỡ này vào nồi nước sôi là được... một bữa lẩu ngon lành. Đặc biệt, nước lẩu pha chế từ gia vị lẩu này có thể để được vài ngày mà vẫn không thay đổi màu sắc và hương vị.

Theo một chủ hàng trong giới buôn tại thị trấn Đồng Đăng, nguồn hàng gia vị lẩu này chủ yếu được dân buôn lậu “đánh” về đưa cho mấy quán bán đồ khô, hàng tạp phẩm và các phố chuyên bán lẩu tại Hà Nội.

Phải tiêu hủy ngay các sản phẩm này!

Xem kỹ một lượt các gói gia vị lẩu được PV đưa tới, ông Nguyễn Thanh Phong (phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế) khẳng định đây là hàng lậu và nguyên tắc là phải tiêu hủy ngay.

Nguyên tắc với hàng nhập khẩu là phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt, có in tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, hạn dùng, công bố chất lượng tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc các sở y tế. Với các sản phẩm này, chưa cần nói chất lượng như thế nào, ngay nhãn mác đã không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Với các thực phẩm nhập lậu, không biết cách sử dụng như thế nào mà chỉ cần kinh nghiệm của người bán hàng thì rất nguy hiểm. Người tiêu dùng không nên sử dụng các sản phẩm như thế này. Độ độc hại của nó đến đâu phải đợi kết quả kiểm nghiệm.

Theo H.Lực - L.Anh - T.Phú
Báo Tuổi trẻ

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2007

Lạnh lùng




Hôm nay thằng em mình viết blog về mình. Thật cảm động! Nó nói đôi lúc mình lạnh lùng. Thật sự lạnh lùng... nhưng chỉ để vượt qua những điều không đáng bận tâm trong cuộc sống. Giật mình. Đôi lúc mình lạnh lùng thật. Nghĩ lại cái bài hát vớ vẩn "Cố giấu nước mắt cho lòng lạnh lùng" mà lại đúng.

Ôi, đôi lúc phải lạnh lùng!

Hôm nay phát hiện ra là mình có sự lạnh lùng

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2007

Who do you live for?




Who the hell do you live for?



You live for yourself, or for anyone else? If you live for someone else, run after them and be their shadows for the rest of your life. And you will lose yourself.


Be confident! Be yourself!


(For someone who needs to understand this)

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2007

Frankie's schedule on Tet Holiday




Em Duy của tui nè!


Lịch của tớ dịp Tết này như sau:


Ngày 12.02.2006 (25 Tết): Bay chuyến bay VN 234 ra từ TP. Hồ Chí Minh ra Hà Nội. 22h00 sẽ đến nơi.

Ngày 16.02.2006 (29 Tết): Bay chuyến bay VN 267 từ Hà Nội đi Nha Trang. 8h20 sẽ đến nơi. Dành trọn thời gian những ngày Tết cho gia đình.

Ngày 19.02.2006 (3 Tết): Bay chuyến bay VN 451 từ Nha Trang đi TP. Hồ Chí Minh. 8h40 sẽ đến nơi.

Lịch nghỉ của tớ hạn hẹp chỉ có 7 ngày nên các bạn ở những nơi tớ sẽ đến chuẩn bị tinh thần đón tiếp nhé. Hôm qua mới bị mẹ mắng vì cái tội Tết không chịu về nhà. Nào phải vậy. Mình muốn ra Hà Nội vài hôm thôi mà. Hic. Tết vẫn ở nhà mà.

Thứ Bảy, 20 tháng 1, 2007

Be Honest




Honest Survey

1. Honestly, what color is your underwear? Black. Black is sexy.

2. Honestly, what's on your mind right now? A Nokia E61.

3. Honestly, what are you doing right now? Writing this and watching CNN.

4. Honestly, what did you do today? Working.

5. Honestly, do you think you are attractive? Sure!

6. Honestly, have you done something bad today? No. I'm always cool. That's why I'm Frankie Da Cool.

7. Honestly, do you watch disney channel? Oh yes! I can't stop watching "Lizzie McQuire", "That's so Raven", "The Suite life of Zac and Cody", "American Funniest Home Videos", v.v...

8. Honestly, are you jealous of someone right now? Yes!

9. Honestly, what makes you happy most of the time? Street-coffeeing with my group of friends.

10. Honestly, do you bite your nails? No, that's silly.

11. Honestly, what is your mood right now? Blank.

12. Honestly, have you had an eating disorder? Little.

13. Honestly, do you want to see someone this very minute? Yes!

14. Honestly, do you have a deep dark secret? Yes! "Everyone has a secret and it will follow you till the end of your life" (source: Pao Movies' slogan)

15. Honestly, do you believe in love? Yes.

16. Honestly, do you hate someone right now? No.

17. Honestly, who/what do you want to hug right now? A closed friend of mine.

18. Honestly, are you loyal? Yes.

19. Honestly, are you in denial? No.

20. Honestly, wouldn't you rather be having sex right now? I'm not thinking about sex rite now. As I said, I'm blank rite now.

21. Honestly, who is your best friend? Phong

22. Honestly, do you like someone? Yes. Some.

23. Honestly, does anyone like you? Yes. Many.

24. Honestly, is it going anywhere with them? Yes.

25. Honestly, did you answer all these questions honestly? Yes!

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2007

Phan Ý Ly - "Miếng ghép hình" đặc biệt




Đây là bức ảnh mà Frankie chụp Ly lúc đang nghỉ giải lao sau khi tập vở NHÌN tại trường HUFLIT, TPHCM.

Phan Ý Ly - cô gái thế hệ 8X vừa đoạt giải đúp cho dự án "Cuộc đời của tôi - quan điểm của tôi" trong Ngày sáng tạo VN "Sáng tạo vì trẻ em thiệt thòi" do Bộ Giáo dục Đào tạo và Ngân hàng Thế giới tại VN tổ chức.

16 tuổi, Phan Ý Ly học đại học ngành tâm lý và xã hội ở Ấn Độ. 19 tuổi đã đi làm cho Liên Hiệp Quốc với tư cách nhân viên dự án xóa đói giảm nghèo ở Hà Giang. 2 năm sau trở về HN làm cho Quỹ Dân số thế giới.

Năm 2004, Phan Ý Ly giành được học bổng Chevening, trở thành người VN đầu tiên học thạc sĩ ở Anh cho một ngành học rất mới: nghệ thuật trong công tác phát triển xã hội. Năm 2006, giành giải đúp trong "Ngày sáng tạo - Sáng tạo vì trẻ em thiệt thòi" ở VN.

Phan Ý Ly chia sẻ với chúng tôi những quan điểm riêng của một người VN - nhưng cũng là một công dân quốc tế - về cuộc sống.

Chưa biết thế nào nhưng tôi cứ tin cái đã

- Ly rời VN để đi học ở Ấn Độ khi còn rất nhỏ, khi đến với một thế giới khác lạ, hẳn nhận thức của Ly về cuộc sống đã ít nhiều thay đổi?

- Khi vừa đến Ấn Độ, thấy nhà cửa cũng như ở VN, chỉ có điều khác biệt là bò được thả rông đi nhởn nhơ ngoài đường cùng ô tô. Người ta mặc váy với quần thụng. Những người giặt ủi thuê thì sử dụng những chiếc bàn là to bằng nồi áp suất, ở trong bỏ đầy than. Tôi choáng vô cùng.

Khi gọi điện thoại về nhà, ba tôi đã hỏi: "Con nhìn thử xem đã đến mức không thể sống nổi chưa?". Tôi nhìn quanh, thấy cuộc sống tuy khác biệt nhưng cũng có cái hay, nếu biết "chấp nhận" một chút thì cuộc sống cũng không tệ như tôi nghĩ. Vậy là tôi tuyên bố ở lại Ấn Độ một mình.

Có thể nói sự khác biệt và đa dạng về văn hóa trong những ngày ở nội trú tại Bangalore chính là điều đầu tiên làm tôi thay đổi, tự nhiên tôi thấy những gì tôi và mọi người cho là tuyệt đối, như "ăn bằng đũa", "sữa chua chỉ được ăn với đường"... bỗng trở nên rất... VN. Tôi nhận thức được cái khác người của văn hóa Việt, từ đó biết mình không nên khư khư giữ cái gì, và nên trân trọng cái gì, trong văn hóa của chính mình.

- Nhưng để thay đổi nhận thức là không dễ, nhất là khi văn hóa Việt đã thấm đẫm tâm hồn Ly?

- Thời gian đầu, tôi hay mang quan điểm của riêng mình ra để đôi co với mọi người, quên mất rằng những quan điểm đó chỉ đúng với văn hóa như thế, xã hội như thế, phong tục tập quán như thế, mà cái "như thế" cũng mới chỉ bó hẹp trong khuôn khổ 16 năm không ra khỏi VN của tôi.

Bây giờ nhiều bạn bè tôi bảo tôi dễ tin, đùa cái gì cũng tưởng thật, bảo "nhà chị có cái điếu cày to bằng cây tre" tôi cũng tin ngay! Ấy là vì tôi nhiễm thói quen chấp nhận sự khác biệt, chưa biết thế nào, tôi cứ tin đã, thắc mắc giải quyết sau.

- Ở một đất nước có đặc trưng văn hóa rất đặc biệt như Ấn Độ, Ly có gặp trở ngại gì không với vấn đề tình yêu và giới tính?

- Khi còn ở VN, tôi nghĩ mình là một con bé xấu xí và vô duyên, vì mọi người nhận xét như vậy. Tới Ấn Độ tôi lại luôn được khen. Thậm chí khi có người nói với tôi "khuôn mặt bạn rất đẹp"! Dần dần tôi mới hiểu ra khái niệm "đẹp" ở đây có một số nét khác biệt so với văn hóa VN, một gương mặt góc cạnh là đẹp thay vì trái xoan, tính cách cởi mở được xem là đáng tự hào, thay vì sự e thẹn khép nép hoặc ít nói.

Mũi nhỏ được coi là rất đẹp, khác hẳn sở thích mũi cao của nhiều người VN... Tôi cũng từng có người yêu là người bản xứ Ấn Độ và tôi học được khá nhiều điều sâu sắc về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán cũng như cách yêu, ghét ở đây. Cũng là một cách để hiểu và kết bạn với một đất nước!

- Có nét văn hóa nào của Ấn Độ làm Ly thấy thích nhất?

- Ở Ấn Độ, nếu bạn hỏi: "Bạn có biết nhảy, múa không?", bạn sẽ nhận được câu trả lời "Dĩ nhiên, tôi là người Ấn Độ mà". Chỉ cần nhạc bật lên, hầu như tất cả mọi người sẽ lắc! Không phải kiểu giật giật disco, mà là những động tác hết sức quyến rũ và đậm nét Bollywood.

Màu sắc truyền thống được hòa quyện khắp nơi, từ kẻ ăn xin đến người giàu có, từ người truyền thống đến người hiện đại, đâu đó trên trang phục của họ đều mang đậm nét Ấn Độ.

- Nhưng cũng có những điều mình cảm thấy không thích chứ?

- Dĩ nhiên rồi. Một tập quán phổ biến hơn cả và gây nhiều tranh cãi đó là tục "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Rất nhiều các cô gái xinh đẹp trong lớp tôi một mặt vẫn thay đổi bạn trai liên tục, một mặt nói rằng họ cứ yêu tạm thế cho đến khi bố mẹ tìm cho một tấm chồng, chắc chắn lúc đó họ sẽ phải theo và cưới người đó. Một số bạn bị buộc phải bỏ trốn khỏi thành phố vì đã trót yêu "nhầm" người ngoại đạo, nữ theo đạo Ấn Độ giáo yêu nam theo đạo Hồi chẳng hạn.

- Môi trường học tập ở Ấn Độ và Anh có gì giống, khác nhau?

- Ở Anh và Ấn Độ, tính dân chủ được thể hiện rõ nét qua các hoạt động trong lớp cũng như ngoại khóa. Hầu hết các hoạt động đều do học sinh tự đề xuất và thực hiện. Việc đánh giá chất lượng dạy và học đều phải có đại diện là học sinh của khoa.

Đặc biệt hơn cả, một lớp học thành công là một lớp học mà trò nói nhiều hơn thầy, tranh luận càng sôi nổi thì giáo viên càng hạnh phúc. Chuyện chạy điểm là điều không tưởng vì như vậy là hạ thấp mình trong người bạn lớn.

- Nếu như không đi học ở nước ngoài mà chỉ học ở VN, Ly sẽ hình dung về mình như thế nào?

- Từ lúc học tiểu học đến trung học tại VN, tôi thường hay nhận được lời phê trong sổ học bạ "bạo dạn, hay nói chuyện, thông minh nhưng lười". Câu này có vẻ đúng cho đến bây giờ. Thực ra việc đi học ở nước ngoài, ngoài kiến thức và ý thức thu được trong trường học, tôi còn học được cách sống và cách nghĩ của một con người quốc tế.

Tại Ấn Độ, điều tôi thu được nhiều nhất không phải là kiến thức trong trường học mà là bản lĩnh sống tự lập, tự giải quyết các vấn đề, khả năng thích nghi trong môi trường văn hóa, đa ngôn ngữ.

Tại Anh, tôi học được một điều lớn lao, đó là mình là một người giỏi trong môi trường quốc tế, điều này tưởng đơn giản nhưng rất quan trọng vì nó giúp tôi quyết đoán hơn trong công việc và để tôi trân trọng nhận định của mình hơn.

Nếu tôi chỉ ở VN, có lẽ bây giờ tôi đang nói 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Nhật nhưng không thứ tiếng nào là trôi chảy cả. Có lẽ tôi vừa tốt nghiệp được một năm và đang thực tập tại đâu đó. Có lẽ tôi sẽ không tự tin lắm vào cả ngoại hình lẫn trí óc của mình ở tầm vóc quốc tế mặc dù vẫn rất mạnh mẽ. Có lẽ tôi đã nhảy cổ điển được 3 năm và hiện đang bắt đầu học salsa. Chắc chắn là tôi chưa có chồng!

Sự thay đổi nào cũng phải đem lại ý nghĩa nhất định!

- Trở về VN, Ly đã được cuộc sống ở đây đón nhận ra sao?

- Một năm đầu tiên khi trở về VN thật không đơn giản với tôi. Khi đi học tại Ấn Độ, tôi mới là cô bé 16 tuổi, khi quay trở về tôi đã 19, trải qua dăm ba mối tình và đã đến được một số nước. Ban đầu tôi bị trầm cảm nặng nề do thất vọng với những gì được chứng kiến.

Có điện thoại xịn thế là sành điệu, có xe đắt tiền thế là cưa được gái, đi vũ trường thế là "hư hỏng"... Hơn nữa, có ai đó nói với tôi rằng, xã hội giống như một bức tranh được ghép bằng những miếng xếp hình mà mỗi người là một miếng ghép nhỏ.

Khi mình rời khỏi xã hội này và đi đến những nơi khác, mình thay đổi và những miếng ghép nhỏ đó được nhào nặn khác đi. Khi quay về xã hội cũ, bức tranh ấy vẫn dành cho mình một chỗ khuyết với hình dạng thuở ban đầu, trong khi mình đã thay đổi. Quá trình tự nhào lại bản thân và tìm chỗ mới cho mình sẽ khá chật vật.

- Công việc của Ly trong thời gian ở Hà Giang là gì?

- Một hợp đồng 3 tháng thực ra với nhiều người là không ổn định, vừa phải xa nhà vừa phải làm việc tại nơi "khỉ ho cò gáy". Nhưng đây là công việc thực sự đầu tiên trong đời của tôi. Có lần tôi hộ tống một nữ nhiếp ảnh người Pháp đi chụp hình làm tài liệu dự án tại Hoàng Su Phì.

Khi đó mùa lúa chín vàng, bốn bề ruộng bậc thang trĩu lúa tạo cảm giác trời vàng, núi vàng, đường vàng... điểm xuyết những bóng người đang gặt, đúng là như lạc vào một bức tranh. Sau vài tiếng đồng hồ "lăn lộn" chụp ảnh, bụng đói meo, chúng tôi quyết định đi theo một chị dân tộc Tày đang gánh lúa theo về đến một ngôi nhà sàn.

Người trong nhà nhìn thấy hai vị khách lạ thì không hề tỏ ra giận dữ mà hồ hởi cắt chuối, luộc khoai mời chúng tôi. Thấy chúng tôi ăn nhanh quá, họ lại mang ngô ra mời tiếp! Cảm giác thật là lạ khi được đối xử tử tế mà chẳng cần giới thiệu, xưng tên, mọi giao tiếp chỉ qua nụ cười.

- Ly đi làm cho Quỹ dân số thế giới trong trường hợp nào? Ly đã lựa chọn công việc hay công việc lựa chọn Ly?

- Sau một thời gian làm việc tại Hà Giang trong một dự án phát triển cộng đồng của Liên Hiệp Quốc, tôi quen một người bạn trai (bây giờ là chồng tôi) tại Hà Nội và tình yêu đã khiến tôi quyết định tìm công việc mới tại Hà Nội.

Lúc đó Quỹ dân số thế giới đang tìm một người cho vị trí trợ lý chương trình, đối với tôi đó là một nấc thang trong nghề nghiệp. Đối với tôi, bất cứ sự thay đổi nào cũng phải đem lại ý nghĩa nhất định, nếu không phải là tài chính, thì phải là về chuyên môn.

- Làm việc trong một tổ chức có cả người VN và nước ngoài, Ly có những nhận xét gì về cách làm việc của người mình và Tây?

- Khi người VN và người nước ngoài làm việc trong một môi trường thì đúng là cả hai bên đều phải học về cách làm việc và văn hóa ứng xử của nhau. Tôi thường chứng kiến hội chứng "Yes nhưng không phải là Yes". Khi nói chuyện với người nước ngoài, chúng ta cũng "Yes" sau mỗi câu nói của họ, ngụ ý rằng "tôi đang nghe". Thế nhưng với người nước ngoài, "Yes" có nghĩa là "tôi hoàn toàn đồng ý!".

Từ sự khác biệt này mà nhiều mâu thuẫn đã xảy ra, ví dụ "tại sao lúc đó "yes" mà bây giờ lại "no"?". Hơn nữa, người Việt chúng ta không quen nói thẳng, nhất là khi phải từ chối điều gì. Lý do là vì chúng ta muốn giữ thể diện cho người đề nghị. Chính vì lý do này mà khi muốn bác bỏ một đề nghị, thay vì nói thẳng lý do, nhiều người thường nói bóng gió "cái này khó lắm".

Với người Việt, khi nghe "cái này khó lắm" thì hiểu là "không nên làm", nhưng với người nước ngoài, câu này có nghĩa là "cái này rất khó, chúng ta phải tìm giải pháp để thực hiện nó". Và vì thế người nước ngoài sẽ hỏi nguyên do và đưa ra một loạt giải pháp, còn chúng ta thì càng ngày càng điên tiết vì "nói mãi mà không hiểu, cứ thích vặn vẹo".

- Giáo dục giới tính, một đề tài nhạy cảm nhưng hết sức cần thiết. Ly nghĩ sao về hoạt động này ở VN?

- So với 1 hoặc 2 năm trước đây, vấn đề giới tính đã ít bị coi là nhạy cảm hơn. Tôi nghĩ internet, diễn đàn, báo điện tử... góp phần không nhỏ trong việc đưa vấn đề này thành một chủ đề cởi mở với cơ hội trao đổi thẳng thắn.

Tuy nhiên tất cả những kiến thức về tâm sinh lý trẻ, cách dạy dỗ, nói chuyện với con về tình dục... hiện chưa hề có trên thị trường mà chỉ lẩn khuất đâu đó trong các dự án thử nghiệm với số lượng không đáng kể và phát cho một số đối tượng nhất định.

Với những bạn trẻ tuổi teen, mặc dù hoàn toàn hoang mang, lạ lẫm trước những biến đổi cơ thể cũng như cảm xúc tình dục với người khác, thông tin về lĩnh vực này cũng rất hạn chế. Tôi thấy việc "báo động" và "hô hào" ở VN về vấn đề giới tính đã thành công phần nào, nhưng chừng nào tôi còn chưa thấy những quyển sách chất lượng và thân thiện với người đọc về giới tính được bày bán trong các nhà sách, chừng đó tôi còn thấy sự thiếu thốn của đại chúng về kiến thức trong lĩnh vực này.

- Chồng của Ly là một người Úc. Điều gì ở anh chàng này khiến một cô gái độc lập như Ly quyết định gắn cuộc đời mình với anh?

- Nói ra không ai tin, khi vừa về nước tôi đã đi làm tại Hà Giang 1 năm rưỡi. Mỗi khi về Hà Nội muốn đi chơi đâu cũng không có ai đi cùng, tôi đành nhờ mọi người giới thiệu cho bất cứ ai. Tôi và chồng tôi gặp nhau trong trường hợp người này tưởng người kia có vấn đề.

Anh chồng tôi lúc đó vì nể bạn nên nhận lời đi chơi với "một cô gái không ai thèm chơi cùng", còn tôi thì vì buồn quá nên đi chơi với "một ông bất mãn". Ai ngờ đến lúc gặp nhau, tôi thấy anh rất đẹp trai và lãng mạn, còn anh thì mừng như bắt được vàng. Sau này không ai có thể tin là hai đứa nhắm mắt lại vớ được nhau.

Khi nhận được tin tôi sẽ đi Anh học 1 năm, anh đã cầu hôn. Tôi không nghĩ một người năng động như mình lại kết hôn sớm như vậy (lúc đó tôi 23 tuổi) nhưng anh là người đàn ông duy nhất khiến tôi cảm thấy bình an khi ở bên cạnh.

Đối với tôi, để sống được bên nhau, trước hết phải là bạn tâm đầu ý hợp. Trong tình yêu, sự nghiệp, đam mê, và cuộc sống, anh luôn ở bên tôi và cổ vũ cho những gì tôi làm. Trong cuộc đời có mấy người bạn được như thế.

Theo Lê Thị Thái Hòa
ThanhNien-TuanSan.gif

Một đêm mất ngủ!




Tình hình là đáng lẽ tớ được ngủ sớm và sáng hôm sau dậy sớm đi làm. Thế nhưng thằng ku Dragon Flash nhậu quá chén, nôn oẹ tùm lum. Đang ngủ cũng thức dậy chạy vào buồng tắm gọi chị Huệ mấy câu rồi nằm luôn trong đó. Mình phải vào lôi nó dậy. Mà nào có lôi nổi đành đá nó mấy phát bắt nó vào giường nằm. Thế là mình mất ngủ. (Vào đề hay nhỉ?)

Vâng, thưa các bạn, lại một đêm Frankie mất ngủ. Từ đó suy ra, một cái blog dở hơi sắp ra đời. Mình đang viết những gì mình suy nghĩ trong đầu.

Hôm nay mình có nói với Dê Con rằng con người là một tổng thể đa tính cách. Những tính cách đó luôn tồn tại và nhiều khi còn mâu thuẫn nhau. Không sao cả. Con người phải vậy thôi. Hãy sống với chính mình, yêu chính mình và tôn trọng những tính cách đó. (Đang buồn ngủ nên viết linh tinh. Ai hiểu được đoạn này thì hiểu, không hiểu được mời Frankie đi cafe, Frankie giải thích cho.)

À, đang nghe bài "Yêu lại như ngày đầu" của Lê Uyên Nhy. Post hình minh hoạ bạn Nhy lên nhìn cho tỉnh ngủ. Bạn Nhy nghe nói 22 này về Việt Nam.

Dạo này bị lên án là quảng cáo quá đà www.travipmedia.comwww.leuyennhy.com hé hé.

Viết blog linh tinh quá. Không khéo lại lặp lại blog kiểu bé 7 mất. À, nhân nhắc tên bé 7, đã từ lâu bé 7 có một cái tên rất hay là "Pete Da Cutie Panda", dịch một cách thô thiển ra tiếng Việt là nhìn mặt bé 7 như một con gấu. Tương tự, bạn Long J có một cái tên rất chi là... mà bạn ấy yêu cầu mọi người phải gọi như vậy. Đó là Long J The Great, dịch ra tiếng Việt một cách láo toét là Bạn Long đẹp trai hoành tráng đỉnh cao. Ối, chết mất. Và thế là từ đó mình cũng tranh thủ đú theo. Bây giờ tên mình là Frankie Da Cool, dịch ra tiếng Việt một cách đáng iu là Frankie Thật Là Ngầu Quá Đi. Hí Hí.

Tình hình là bạn El Flaco đang ngáy rất to. Chả ngủ được.

Hic, nghĩ lại mình cũng tệ. Chỉ vì bực tức chuyện mất ngủ mà lôi hết bạn bè ra nói xấu giữa đêm khuya thế này. Tội lỗi quá. Mai chúng nó đọc được cái này chắc chúng nó bâu vào xé xác mình quá! "Tội em lớn quá. Em muốn sám hối." (Trích phim 2 trong 1)

Thôi, cố vào nằm chợp mắt tí vậy! Muộn rồi.

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2007

Phim truyền hình: Nhà nước giơ đòn với tư nhân?




Mời các bạn đọc bài viết sau đây! Rõ ràng ai cũng có cái lý của mình. Thế nhưng, khách quan một điều, theo Frankie, mặt bằng chất lượng truyền hình ở Việt Nam, cả phim và gameshow tồi tệ như nhau. Tình trạng trên xuất phát từ sự độc quyền, suy nghĩ bảo thủ, không tiếp thu cái mới hoặc tiếp thu nhưng chưa đủ trình độ để tiến tới sự chuyên nghiệp. Cũng như ca nhạc, một số nhà sản xuất biện minh rằng phim chất lượng kém của mình dùng để phục vụ một số đối tượng khán giả như các bà nội trợ, người dân ở nông thôn, những người có trình độ học vấn thấp nhưng họ lại quên mất vai trò của truyền thông không chỉ phục vụ thị hiếu khán giả mà còn có nhiệm vụ nâng cao trình độ dân trí. Không thể để những người có trình độ văn hoá thấp cứ mãi thấp như thế được. Những lý lẽ họ đưa ra chỉ là biện minh cho những gì họ đang làm.

20:22' 11/01/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hãng nhà nước nói phim tư nhân xếp hạng bét, hãng tư nhân nói người nhà nước cậy thế mạt sát tư nhân...

Soạn: HA 1006915 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Một trong những bộ phim của Lasta bị dư luận phê phán. (L.T)

Cuộc hội thảo Xã hội hóa chương trình truyền hình trong khuôn khổ Liên hoan truyền hình toàn quốc lần 26, bỗng chốc trở thành cuộc đấu võ mồm nảy lửa giữa các nhà làm phim nhà nước và tư nhân!

Phim của Lasta dở... ngoại hạng!

Thực chất, việc xã hội hóa chương trình truyền hình không chỉ diễn ra trong khu vực sản xuất phim truyền hình, song đây chính là địa hạt "nóng" đang được dư luận, báo chí để ý, mổ xẻ nhiều nhất. Nhiều nhà sản xuất phim truyền hình thuộc hàng "máu mặt" trên cả nước đã xuất hiện tại hội thảo. Nhưng chỉ có hai đơn vị, một của nhà nước, một tư nhân, dám đứng ra đấu khẩu trực tiếp với nhau.

Sau khi rào trước rằng Hãng phim truyền hình Việt Nam (VFC) hoàn toàn ủng hộ xu hướng xã hội hóa việc làm phim truyền hình, ông GĐ Nguyễn Khải Hưng của hãng này đã bồi một nhát khá đau vào Công ty Lasta: "Tôi bỏ ba tuần vào TP.HCM xem ba phim của Lasta. Nếu chất lượng phim truyền hình có ba bậc thì phim do Lasta sản xuất nằm ở bậc... thứ tư! Chất lượng phim của Lasta tồi như thế mà lại thu hút nhiều quảng cáo, có phải quảng cáo nhiều nghĩa là phim hay?".

Nguyễn Khải Hưng, GĐ Hãng VFC:

Soạn: HA 1006911 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Khán giả xem phim truyền hình như hình chóp. Dưới đáy là bình dân, trên chóp là trí thức. Các ông sản xuất phim truyền hình xã hội hóa "đánh" vào đâu? Phía trên đáy một chút. Sản xuất phim chỉ phục vụ cho một tầng lớp trên đáy như thế là quá phí phạm. Bản thân tôi cũng không tin các chỉ số đo lường khán giả của các công ty.

Ông Khải Hưng đã đánh gục sự kiêu hãnh của Lasta, kẻ đi tiên phong trong việc sản xuất phim truyền hình xã hội hóa, đồng thời cũng giáng một đòn vào sự bất cần dư luận của hãng này. Bị dư luận lên án ngay từ khi ra mắt phim đầu tiên, Lasta vẫn cứ lẳng lặng làm một loạt phim khác, và chúng cứ... dở đều như nhau.

Có những lắt léo đằng sau những bản hợp đồng làm phim giữa đài truyền hình với các công ty tư nhân, chẳng hạn chuyện đã giao kèo với nhau lâu dài, không thể "đá" nhau giữa chừng. Điều này lý giải vì sao phim của Lasta vẫn một mình tiếp tục trấn giữ giờ vàng trên sóng Đài TH TP.HCM. Câu chuyện hậu trường cũng lý giải phần nào nguyên do khiến ông Khải Hưng cay nghiệt với phim của Lasta: nhiều người của VFC bị Lasta "nẫng tay trên".

"Người nhà nước mạt sát tư nhân!"

Người ta hoàn toàn cảm thông với những bước đi đầu tiên nhiều vấp váp trên lộ trình xã hội hóa sản xuất phim truyền hình của các nhà làm phim tư nhân. Nhưng nếu không có họ, các hãng phim truyền hình nhà nước liệu đã chịu làm mới mình hay vẫn xưng ta là số một?

Thế nên, cũng dễ hiểu khi bị ông giám đốc của một hãng phim nhà nước công kích, Chủ tịch HĐQT Công ty Lasta, ông Trần Minh Tiến, đã nổi cáu như thế nào: "Ông Khải Hưng đã xúc phạm công ty tôi nghiêm trọng. Phim của chúng tôi đã có một lượng khán giả riêng. Nếu để diễn đàn này làm nơi cho các quan chức nhà nước mạt sát các đơn vị làm phim tư nhân, thì tôi kịch liệt phản đối!".

Trần Minh Tiến, CT HĐQT Hãng Lasta:

Soạn: HA 1006913 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ông Khải Hưng nói phim chiếu cho một tầng lớp khán giả thì phí phạm, đó là sự xúc phạm đến một lượng khán giả lớn của phim truyền hình. Truyền hình làm phim cho ai xem? Còn nói về chỉ số rating, nếu lượng khán giả xem phim là không có thật, thì người ta dại gì chịu bỏ tiền ra mua quảng cáo?

Ông Tiến có cái lý riêng của mình. Theo khảo sát của các công ty đo lường lượng người xem phim truyền hình (rating), phim của Lasta hiện nay đã qua mặt phim Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ về rating! Tất nhiên không phải vì phim của hãng này hay, mà vì họ đã đánh đúng vào đối tượng người xem rất lớn của mình, những khán giả mà ông Khải Hưng gọi là "các bà nội trợ chuyên mua xà phòng, dầu ăn...".

Trong lúc đó, lượng phim sản xuất của chính các nhà đài không đáp ứng nổi con số quy định 50% thời lượng phim Việt Nam trên sóng. Nhìn từ người làm quảng cáo, chính bà Đỗ Lan Hương, PGĐ Trung tâm quảng cáo của VTV cũng nói thẳng: "Chất lượng phim chiếu không đồng đều, đề tài nghèo nàn, rất ít phim có thể giữ được khán giả ngồi theo dõi từ đầu tới cuối".

Không đi bán sóng, nhưng coi chừng... ngã

"Việc xã hội hóa chương trình truyền hình nếu không có chủ đích thì tự thân nó cũng sẽ đến", ông Trần Đăng Tuấn, P.TGĐ Đài TH Việt Nam, khẳng định. Ông Tuấn cũng chỉ ra cái tâm lý thời xã hội hóa rằng, phía nhà nước đụng một tí là sợ mất quyền lợi, còn phía tư nhân thì tự ti nói nhà nước lấn ép.

Ông Trần Đăng Tuấn khẳng định chắc nịch xã hội hóa không phải là chia sóng ra... bán, mà là tư nhân làm tốt hơn phần việc đó thì chia cho bên ngoài làm. Nhưng ông Tuấn thừa nhận đã có tình trạng tư nhân lạm quyền sóng của nhà đài.

Kiểu như Lasta cố đấm ăn xôi, chiếu những bộ phim hạng tư cốt để lấy quảng cáo nhiều nhất, có phải là một kiểu ăn lạm sóng truyền hình?

Những câu hỏi xã hội hóa theo lộ trình nào, thực hiện ra sao, làm sao để hoạt động truyền thông không bị thao túng bởi các công ty tư nhân v.v... đã được đặt ra, nhưng chưa có lời đáp.

Trong khi đó, người trong nghề đã lo ngại chính con đường và phương thức xã hội hóa mà mình đang đi, sẽ trở thành thứ vũ khí nguy hiểm đánh ngã trượt chính họ, nếu không chuẩn bị tốt hành trang.

  • Võ Tiến

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2007

Trung Quốc: từ truyền thông quản lý sang truyền thông phục vụ




Một quan chức thông tin Trung Quốc đã đưa ra phác thảo về những biện pháp mới nhằm cải thiện hình ảnh của đất nước trong thế giới truyền thông và tăng cường lưu lượng tin tức với các phóng viên trong nước cũng như quốc tế.


Phát biểu của vị quan chức này đưa ra sau khi một loạt những quy định mới có hiệu lực vào đầu năm sẽ cho phép các phóng viên nước ngoài được quyền tiếp cận thông tin rộng hơn và tự do hơn khi phản ánh tin bài về Trung Quốc vào kỳ Olympic sắp tới, mặc dù những quy định này sẽ kết thúc vào tháng 10/2008.

Trong một cuộc phỏng vấn trên China Daily vào ngày 4/1, phó phụ trách văn phòng báo chí thuộc Cục Quản lý báo chí và xuất bản Trung Quốc Vương Quốc Khánh cho hay, Trung Quốc đang trong giai đoạn thực hiện việc chuyển đổi từ ''truyền thông quản lý'' sang ''truyền thông phục vụ'' với trách nhiệm giải trình và tính minh bạch của chính phủ là một ưu tiên hàng đầu.

Tuyên bố của ông Vương đưa ra tiếp theo lời nói của Lưu Kiến Siêu, Giám đốc phòng Thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông Lưu khẳng định, phóng viên nước ngoài ''sẽ được tự do hơn, thoải mái hơn'' ở Trung Quốc.

Cải tổ

Theo ông Vương Quốc Khánh, Cục Quản lý báo chí sẽ tăng cường thường xuyên các buổi họp báo để giới truyền thông có thể tiếp xúc với các bộ trưởng, thứ trưởng, tìm hiểu về những chính sách và đề xuất của chính phủ. ''Năm trước, 59 bộ trưởng và thứ trưởng đã phát biểu trong 58 cuộc họp báo của cục báo chí''.

Ông Vương cho hay, bước tiếp theo sẽ được cải thiện là thông tin về các cuộc gặp của Hội đồng nhà nước, gần đây chỉ có hãng Tân Hoa xã và số ít cơ quan báo chí được đưa tin, theo sát. "Năm nay, chúng tôi có thể sẽ xây dựng một cơ cấu phát hành tin tức mới về những cuộc gặp của chính phủ, nên các vấn đề thảo luận có thể được truyền đạt một cách hiệu quả hơn, qua nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin hơn''.

Ông thừa nhận, một số quan chức phát biểu với báo chí vẫn ''dài dòng, tránh vấn đề chính, nói không rõ ràng''. Đồng thời, đại diện cục báo chí cũng cảnh báo, trong khi phóng viên nước ngoài có thể không gặp khó khăn khi đưa tin tại Bắc Kinh thì ông cũng không thể ''lạc quan'' rằng những quy định mới sẽ được thực thi ở phạm vi ngoài các thành phố lớn.

Giới phân tích truyền thông đã bày tỏ quan ngại rằng, một số quan chức địa phương, theo lề lối cũ, có thể sẽ phớt lờ những chỉ dẫn của chính phủ trung ương trong việc cho phép truyền thông nước ngoài tiếp cận vấn đề rộng rãi, tự do hơn.

Xu thế mới

Hướng tới Olympic Bắc Kinh 2008, ông Vương Quốc Bình nhấn mạnh, Trung Quốc sẽ tổ chức hàng loạt cuộc họp báo về hệ thống chính trị và luật pháp, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, những quy định truyền thông, quyền con người, các công trình xây dựng Olympic và biện pháp bảo vệ môi trường.

Ít nhất khoảng 30.000 phóng viên nước ngoài có thể đến Trung Quốc trong năm tới. ''Chúng tôi sẽ cố gắng phát hành nhiều tin tức mà truyền thông nước ngoài quan tâm trước kỳ Olympic", ông Vương cam kết. Tuy nhiên, ông này cũng than phiền rằng, một số phương tiện truyền thông nước ngoài vẫn thông tin ''mang nặng định kiến chính trị và thiếu sự thật'', làm ảnh hưởng tới uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế.

Những quy định nới lỏng với truyền thông nước ngoài dự kiến sẽ hết hiệu lực vào tháng 10/2008 nhưng một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, khó có thể đảo nghịch lại xu thế công khai tin tức. Một số hãng truyền thông Trung Quốc cũng nhấn mạnh, những quy định tự do hơn cũng nên áp dụng với họ.

Và khi các phóng viên nước ngoài đổ dồn về Trung Quốc, tập trung vào những tin tức điều tra có thể là động lực khiến truyền thông đại lục chấp nhận đối đầu với sự mạo hiểm hơn trong thông tin của mình.

  • Kỳ Thư (Theo BBC)

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2007

10 cái nhất trong năm qua của Frankie




1. Công việc yêu thích nhất: Biên tập viên và DJ cho Radio Ngày Mới.

2. Người tuyệt vời nhất quen được: DJ Maggie

3. Điều tốt nhất đã làm: giúp một người bạn tìm ra con người thật của mình, chui ra khỏi vỏ ốc bấy lâu nay, không sợ ai phán xét và sống vui vẻ hơn, lạc quan hơn.

4. Điều xấu xa nhất đã làm: làm cho một (số) người đau khổ vì mình.

5. Người quý nhất: ông anh Andy, hai anh em đã cùng sống chết với nhau nhiều lần. Mãi là huynh đệ tốt nhé anh zai.

6. Người ghét nhất: một đứa mà mình đã giúp nó rất nhiều nhưng nó lại "nói điều không hay" về mình sau lưng mình. Coi như mất một người bạn nhé!

7. Điều dở hơi nhất nhưng cũng thú vị nhất: có 2 thằng ku cùng tên Trần Việt Phương vào làm quen. Thấy vui vui cũng gia nhập CLB cùng tên này. Phát hiện ra 3 anh em nhiều điểm giống nhau phết.

8. Dự định điên rồ nhất: năm 2007 sẽ phát hành cuốn sách riêng của mình và mơ rằng nó sẽ là Best Seller 2007, đánh bại Lê Vân tự truyện - Yêu và sống.

9. Sản phẩm design ưng ý nhất: Brochure cho BEE Travel.

10. Điều tuyệt vời nhất: Bản thân. Năm nay mình tự thấy mình thật tuyệt vì mình đã cố gắng hết sức trong những hoàn cảnh khó khăn. Mình đã thay đổi bản thân 135 độ. Cần thay đổi thêm chút nữa.

Rồi cũng sẽ qua




Một lời cho lần cuối, cho anh và em không còn có nhau trong cuộc tình này. Người ra đi một hướng sẽ không gặp nhau để làm chi sẽ không ai đau buồn đâu. Lệ không rơi vì biết cũng chẳng được chi, hết rồi, những phút giây bên nhau. Nhìn mặt nhau lần cuối, trước lúc ra đi. Lời chia tay sao nghe quá phũ phàng ...

Hoàng hôn buông phía xa, xa tận nơi cuối chân trời, để màn đêm lên vây lấy tâm hồn em. Dù em rất muốn tin, tin tình ta đã mất đi, nhưng mà sao em vẫn không thể nào tin.

Ừ thôi anh cứ đi, không cần quan tâm làm gì. Vì tất cả cũng qua hết nhanh mà thôi... Rồi đêm cũng sẽ qua, bình minh nắng ấm trở về, thời gian xua tan hết buồn đau.

Nghe bài hát:
http://vuinet.info/home/modules.php?name=Nvmusic&op=playsong&id=798

More at: www.leuyennhy.com

Sài Gòn lạnh!




Hôm nay ra đường, Sài Gòn trở gió se se lạnh... Lại nhớ mùa đông Hà Nội. Đã xa Hà Nội 3 mùa đông. Nhớ Hà Nội! Phải chỉ được ở Hà Nội 1 ngày.

Ừ nhỉ, sao lại không nhỉ? Cuối tuần sau sắp xếp công việc bay ra Hà Nội một hôm. Nhớ quá không chịu được rồi.

Có lẽ chiều tối thứ 6 bay. Tối CN về lại. Nhớ quá!

Chết mất thôi. Tại sao mình lại yêu Hà Nội đến thế nhỉ?

Hà Nội, tao ghét mày... Vì mày cứ làm tao phải yêu mày. Yêu điên cuồng.

À mà thôi, đang để dành tiền làm một số việc. Kiềm chế. Tết sắp đến rồi. Đằng nào cũng được về Hà Nội. Nhịn vậy!

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2007

Bạn tốt!




Hình mang tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung dưới đây. Ly vẫn là bạn tốt của tớ!

Hôm nay nhận ra mình mất đi một người bạn và có thêm một người bạn!

Cuộc sống vẫn vậy! Có người tốt và kẻ xấu. Thôi thì ta cứ bình thản bước đi, kệ mẹ bọn xấu , nhỉ?

Tối nay đi ăn bánh tráng + bánh canh Trảng Bàng, đi cafe, rồi lên Diamond cưỡi ngựa bắn súng xả stress hé hé!

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2007

2 kiểu bạn tốt!




Ảnh có tính chất minh họa, không phải nhân vật thật hí hí (Chụp với bạn Phan Ý Ly)




Nào, hãy cùng nghĩ về những người bạn tốt. Nhưng bạn tốt có mấy kiểu? Có lẽ bạn sẽ cho rằng đã là bạn tốt thì chỉ có một kiểu, sao lại hỏi có mấy kiểulàm gì nhỉ?

Frankie thì nghĩ bạn tốt có 2 kiểu:

1. Bạn tốt kiểu thứ nhất: Người này sẵn sàng nghe bạn chia sẻ mọi chuyện buồn. Họ chăm chú lắng nghe, thậm chí còn gợi ý để bạn "tuôn xả" hết nỗi lòng thầm kín. Bạn mặc sức khóc lóc hay xả hết những bức bách trong lòng. Người thông minh sẽ chỉ cho bạn cách giải quyết. Người không thông minh sẽ chẳng thế giúp bạn được gì ngoài việc nói rằng: "Tớ cũng thông cảm với cậu".

2. Bạn tốt kiểu thứ hai: Họ luôn xuất hiện với nụ cười và sự vui vẻ. Họ cười cười nói nói và không để bạn có cơ hội nói ra nỗi lòng của mình. Họ biết bạn đang có tâm sự đấy nhưng họ sẽ lơ đi và làm bạn vui. Thật sự, họ không muốn bạn khơi lại chuyện buồn. Họ muốn nhắc nhở bạn rằng hãy lạc quan lên và những chuyện linh tinh đó không đáng làm bạn bận tâm.

Bạn sẽ thích có người bạn nào hơn?