Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2006

5 từ và ngữ phổ biến của blogger Việt 2006




Năm 2006, cư dân mạng Việt Nam và cả thế giới chứng kiến sự bùng nổ của blog, đặc biệt là Yahoo! 360. Không biết vô tình hay cố ý (chắc là cả 2), cư dân mạng Việt Nam đã tạo ra một làn sóng các từ vựng mới, một ngôn ngữ mạng mới. Sau đây là 5 từ và ngữ được cư dân mạng sử dụng phổ biến trong năm 2006 vừa qua:

1. Bé (hay Pé): Năm 2006 vừa qua, thế giới mạng chứng kiến sự bùng nổ của các lại "bé". Chưa bao giờ lại có nhiều bé đến thế. Các blogger thi nhau đặt chữ "Bé" trước tên của mình như một sự thể hiện tính cách nhí nhảnh của mình. Thế là trong suốt một năm, người ta chứng kiến sự ra đời của các thể loại "Bé", mà có lẽ đình đám nhất là "Bé Crys". Ngoài ra, các blogger còn thể hiện sự sáng tạo bằng cách biến chữ B thành chữ P, hay "Bé" thành "Pé". Không chỉ các bạn tuổi "teen", các bạn "già" hơn 1 chút cũng phong cho mình chức "Bé" như một hành động cưa sừng làm... Bé.

2. Hok, Hem: Bạn sẽ đọc từ này thế nào? Hơi khó đấy vì trong từ điển tiếng Việt không có từ này. Có lẽ là tiếng nước ngoài! Không, đó là tiếng Việt thời blog. Nó có nghĩa là "Không". "Hok" hay "Hem" đều thể hiện sự nhí nhảnh và "xì tin" của blogger Việt.

3. Bok, Bók tem: Thuật ngữ “bóc tem” xuất hiện một thờI gian ngắn sau khi blog ra đời, chỉ sự “khai trương” lời bình luận cho một blog nào đó. Ai là người bình luận đầu tiên sẽ được coi là “bóc” được cái tem của blog đó. Ai chậm tay thì đành than thở “mất cái tem” rồi. Có blogger còn “tự tiện” nhặt tem lên, dán vào lại rồi tự mình “bóc” tem. Nhiều blogger muốn giành được cái tem thật nhanh chỉ kịp ghi mỗi chữ “bók”. Thuật ngữ và hành động “bók tem” nhận được nhiều ý kiến khen chê của dư luận nhưng dù sao nó cũng tạo nên một nét văn hóa thú vị trong cộng đồng blog.

4. Chòy: Đọc sao đây? Chòy, phát âm ra thì nghe như "Chời" hay "Trời", một câu cảm thán! "Chòy" ạ, blogger ngày càng nỗ lực để phiên âm một cách chân thực nhất và diễn tả cảm xúc thật nhất những gì phát ra từ miệng.

5. Ranchoy: Không ít người trẹo miệng khi đọc từ này. Thật ra, nó chẳng phải cái gì xa lạ. Nó được nói trại đi của từ "dân chơi". Dùng từ kiểu này đúng là "ranchoy" thật.

Hussein hanged




Cái tít giật gân này tràn ngập trên tất cả các báo và trang tin điện tử. Một người bị người ta gọi là bạo chúa đã bị tử hình vì những tội ác chống lại loài người. Truyền hình quay cảnh người ta reo hò mừng rỡ. Người dân Iraq ném đã và đập phá những bức ảnh Saddam Hussein còn xót lại trên những bức tường cũ ở Baghdad. Thậm chí CNN còn quay cảnh trẻ em Iraq dẫm đạp và xé những quyển sách có in hình Saddam. Có hãng thông tấn thì chụp ảnh trẻ em đốt những tờ tiền có hình vị cựu Tổng thống.

Ôi cái thế giới này... Con người là thế đấy... Hèn hạ và đáng kinh tởm. Đôi khi con người hành động như những con thú thật sự. Một tên bạo chúa dù có độc ác đến mấy thì khi bị giam cầm và sắp bị giết, hắn chẳng còn gì để mất. Công kích vào một kẻ thất bại, không còn gì để chống cự liệu có phải là sự cao thượng?

Thế giới sẽ không có hòa bình nếu lòng hận thù luôn được nuôi dưỡng. Sẽ còn đó chiến tranh nếu con người không hiểu được giá trị của sự vị tha.

Thật tự hào khi người Việt Nam luôn "lấy ân báo oán". Kẻ xâm lược bị thua trận còn được ta nhân đạo cung cấp lương thực để về nước. Sống làm gì khi cứ ngậm trong miệng sự hận thù? Thật vô nghĩa. Việc gì phải thân làm tội đời như thế chứ? Nhưng mấy ai hiểu được điều đó nhỉ?

Ôi cái thế giới loài người... Dù sao thì tôi cũng phải cố nguôi đi cái suy nghĩ cực đoan về thế giới loài người vì tôi muốn sống hòa bình. Tôi không muốn nuôi sự bực tức trong lòng. Hòa bình cho bản thân cái đã.

Smile!

Happy New Year!

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2006

Frankie harrassed repeatedly: spokeswoman




DJ Frankie has been harrassed repeatedly via mobile phone in passing weeks, Frankie's spokeswoman said Saturday, added that the harrassing mobile phone numbers have been reported to cultural security force as well as telecommunication providers. "These numbers are being tracked", security source said.

"He started receiving several harrassing SMS right on the first day in Vietnam. Some of the messages were really cheesy", Frankie's spokeswoman said. The security force also disclosed the harrassing numbers late Saturday. They are: 0977960..., 0984299..., 0908935..., 0937073..., etc.

It was hard to reach this handsome DJ. Finally, he was caught having dinner with a hot and sexy lady (probably his girlfriend) at a street food stall near Ben Thanh market, source said Saturday night. "I have no idea on this incident", Frankie said with smile, "I hope those people (who harrassed me) would see me and tell me what they want. They might be my fans and tried to listen to my (sexy) voice. I wish they were teen girls". The "sexy" DJ immediately received a sharp-like-knife from his girlfriend.

He added before rushing away: "I always open my arms to all of my fans. I love them and I know they love me too".

Frankie will publish his book titled "How to be a star" next year.
It is predicted to be the best seller of 2007. He will also release his second album named "Người đẹp chai sẽ gặp người chai mặt" with 10 songs composed by himself.

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2006

Trước ngày Giáng sinh




Trước ngày Giáng sinh
Dịch; biên tập âm thanh: Frankie
Diễn đọc: Ngọc Diệp



Truoc ngay Giang sinh (Before the Xmas Day) - Rosie

Câu chuyện này Frankie dịch đã lâu, chừng 3, 4 năm về trước, thấy hay nên giữ lại. Đây là một phần trong chương trình của kênh Radio Ngày Mới. Chúc các bạn một Giáng sinh an lành!

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2006

CHUYỆN TỬ TẾ




Đạo diễn Trần Văn Thủy


Trích từ website www.xuanhoanews.com


Đạo diễn Trần Văn Thuỷ vừa gửi tặng tôi DVD phim Chuyện tử tế, bộ phim tài liệu từng làm xôn xao dư luận một thời. Chủ đề của phim thực ra rất cũ những lại chẳng bao giờ cũ: ăn ở với nhau sao cho tử tế?

Thế nào là tử tế?

Những người làm phim tâm sự:

-Cũng không hiểu sao, đồng nghiệp của chúng tôi qua đời trong những năm qua phần đông đều do một căn bệnh hiểm nghèo: ung thư. Nhà quay phim Nguyễn Quý Nghĩa, Nguyễn Quang Trình; nhà biên kịch Quang Minh, đạo diễn Tô Cương, nhà quay phim Phan Trọng Quỳ, đạo diễn Trần Thịnh, đạo diễn Xuân Thành và bây giờ là Đồng Xuân Thuyết nữa. Chúng tôi đã theo Thuyết gần hai năm trước khi anh qua đời. Vào những giờ phút cuối, anh bình thản nói: “Cũng chẳng ân hận lắm, bởi lúc sống chúng mình ăn ở với nhau rất là tử tế... Tớ cứ nghĩ, các cậu nên làm với nhau một cái gì đấy- một cái gì đấy bắt đầu từ tình thương yêu con người, đi từ nỗi đau của con người”. Không có gì thành thật bằng lời nói của người sắp qua đời. Từ đấy chúng tôi định bụng rủ nhau đi làm một bộ phim tử tế- tử tế dù là tương đối.

Vậy tử tế là gì? Những người làm phim đã phỏng vấn để tìm câu trả lời.

Một thanh niên: “Chịu thôi. Thế nào là tử tế, bây giờ là khó lắm đấy!”.

Một phụ nữ: “Người mình coi là tử tế, theo tôi, trên thực tế là người mình được nhờ vả một cái gì đó về quyền lực hoặc về vật chất. Chữ tử tế bây giờ thường chỉ ở miệng những người có tuổi hoặc những người hơi xưa. Thời buổi này, mấy ai có thì giờ để luận bàn những chuyện xa xôi ấy”.

Người đàn ông bên đứa trẻ: “Xung quanh ta có nhiều người tử tế lắm chứ! Những người tử tế là những người nhân hậu, thương yêu con người, ham làm điều thiện, lo việc công ích, chứ không vì chức vụ hay bổng lộc. Những người nghèo khó, người cô đơn, người bất hạnh và nhất là những người trung thực thì luôn luôn mong mỏi sự tử tế hơn ai cả”.

Một thanh niên lái xe: “Đây là một câu hỏi lẩm cẩm! Tử tế à? Các ông cứ nghĩ mà xem: Người cần cứu giúp gặp kẻ muốn ban ơn thành sự tử tế. Người xa cơ lỡ vận gặp kẻ cần tiếng thơm để toan tính những việc xa hơn cũng thành sự tử tế. Tử tế là một cái gì đó tế nhị, có đi có lại”.

Một ông già: “Tử tế, các nhà làm phim thân mến ạ, gốc của nó là từ chữ Hán. Chữ “tử” có nghĩa là những chuyện nhỏ bé. Chữ “tế” có nghĩa là những chuyện bình thường. Hai chữ “tử tế” gộp lại có nghĩa là cẩn thận từ những việc nhỏ bé, rồi do lâu đời ta đọc khác đi và nghĩa cũng khác đi. Sự tử tế, tử tế thật sự không phải là chuyện có tiền bạc hoặc muốn là có ngay. Nó cũng phải được học hành, được dạy dỗ, được tập luyện, kế thừa và gìn giữ. Tử tế như hoa thơm, hoa đẹp không thể thiếu được của cuộc đời”.

Một cô gái: “Ăn ở với nhau tử tế là lẽ thường, là niềm an ủi của người đời. Chỉ có đồ hủi mới ăn ở với nhau chẳng ra gì!”.

Cũng là để hiểu những người mắc bệnh phong- mà người đời vẫn gọi là người hủi- ăn ở với nhau ra sao, đoàn làm phim đã gặp vài ba cảnh đời bất hạnh.

Mẹ con Tú Anh

Cháu có tên là Tú Anh. Nhưng bà bảo: “Cái tên Tú Anh nó Hà Nội quá! Mình thì người nhà quê. Bố cháu là Chiện, bà gọi cháu là Chiền”. Thằng Chiền một thời ít bạn, vì tiếng đồn khắp vùng: mẹ nó là người hủi. Mẹ nó là người hủi nên bố nó bỏ đi luôn. Mẹ nó, chị Nguyễn Thị Hằng, phải bỏ quê lang thang bờ bụi. Kiếm được đồng tiền, bát gạo, đêm đêm chị lần mò mang về cho nó. Nỗi đau thể xác và nhất là sự xỉ nhục về tinh thần đã đẩy chị tới một quyết định: phải tự vẫn.

Nhưng còn thằng Chiền? Thằng Chiền phải có một nếp nhà trước khi mẹ nó qua đời. Vậy là, đêm đêm chị lần về nhà, bằng hai bàn tay cùi cụt, co quắp, không đủ ngón đốt, đã đóng một vạn tám ngàn viên gạch. Hỡi những người lành mạnh và tử tế! Một vạn tám ngàn viên gạch- đêm- lạnh buốt và đau đớn.

Khi ngôi nhà đã dần hình thành, mẹ thằng Chiền, một người hủi còn có ước vọng rất thơ mộng là viết để lại cho con những dòng thơ tâm sự. Sổ thơ của chị có cả ảnh và thơ của Blốc. Chữ viết của người hủi có bao giờ thẳng hàng:

Túp lều nát rùng mình trong gió rét

Chiếc nôi nghèo run rẩy giữa đêm đông

Bố bỏ đi biệt xứ chẳng một lời

Thế là hết, chẳng còn ai chăm sóc con ư?

Tội nghiệp cho Tú Anh cái tên trong sáng

Như chim non bé bỏng mồ côi

Mẹ nghĩ: phải gắng sống, sống vì con

Gắng làm cho con một nếp nhà xinh

Đó là nếp nhà mẹ chịu nắng sương

Chịu cái rét giá của đêm dài cô quạnh...

Tạo hoá bao giờ cũng có nhân, có quả- mẹ thằng Chiền đã được các thầy thuốc tận tình cứu chữa và đã qua khỏi.

Nhiều lần dắt con đi bên bờ sông Trà Lý, nhắc đến tên các thầy thuốc chạy chữa cho mình, chị đã khóc.

Một thầy thuốc nói: “... Nhiều đồng nghiệp của tôi và tôi nghĩ ngợi: Thế là mình đã ném gần trọn cuộc đời vào nghề thầy thuốc. Trải qua một thời gian dài, rất dài, chúng tôi mới chiêm nghiệm ra một điều rằng: Để thấu hiểu nỗi đau của con người không phải là một việc dễ dàng gì”.

Image
Bé Tú Anh
Image
Mẹ Tú Anh
Image
Tú Anh và bà

Các bà soeurs

Lần tìm chuyện về những người hủi, những người làm phim đã đến trại điều trị phong ở Quy Hoà, Quy Nhơn. Ở đây, họ gặp mặt đông đảo các thầy thuốc. Câu hỏi của những người làm phim là:

-Thưa các thầy thuốc, ở đây ai là người tận tâm chạy chữa, chia sẻ với người hủi?

-Các bà soeurs! Chuyện đó phải kể đến các bà soeurs.- Các thầy thuốc, trong đó có các thầy thuốc từ khi rời ghế trường y, cho đến bây giờ đã hai thứ tóc, làm việc ở các trại hủi, đều trả lời như vậy.

Các soeurs cao tuổi rất biết về Hàn Mặc Tử, một thi sĩ nổi tiếng thời tiền chiến, lâm bệnh hủi đã qua đời tại đây từ hơn nửa thế kỷ trước.

Các soeurs kể rằng: Thời Hàn có hai điều các soeurs để tâm. Thứ nhất là thời ấy do ít hiểu biết, người ta thật tàn bạo với người hủi. Thứ hai là khi Hàn lâm bệnh, rất nhiều người xa kẻ gần kiếm thuốc, tìm thầy, chạy chữa cho Hàn rất công phu, tốn kém. Nhưng điều đáng nghĩ ngợi là phần lớn họ đều giấu tên để Hàn khỏi mang ơn.

Image

Xem vậy thời Hàn cũng có người ăn ở với nhau đến là tử tế.

Gặp các soeurs, những người làm phim sực nhớ lại những lời thề Hypocrate treo ở giảng đường Viện Da liễu: “... Tôi xin hứa và thề nhất luật tuân theo những ước lệ của tính thanh cao và lòng chính trực trong khi hành nghề. Tôi sẽ chữa bệnh không lấy tiền cho những người nghèo khó và không bao giờ được đòi hỏi thù lao quá với công sức của mình... Tôi chỉ mong mọi người dành cho sự quý mến, nếu tôi làm đúng lời thề”.

Lời thề Hypocrate là một lời thề tử tế.

Từ lâu lắm, loài người đã cố tìm những lời đích thực để thề: Thề vì con người, vì lòng tin và sự đau khổ của con người; dần xa lánh những lời thề vu vơ...

Những người làm phim hỏi:

-Thưa, đâu là nơi bắt đầu để các soeurs yên tâm, tận tuỵ phục vụ người mắc bệnh hủi?

-Dạ, chỗ bắt đầu của chúng tôi và đồng nghiệp là lòng tin.

Image

-Vâng! Nếu không có lòng tin thì con người không thể sống với con người được. Con người đã từ lòng tin thần thánh, lòng tin tôn giáo mà đến với lòng tin có chứng cứ, tin vào những cái đích thật.

Lòng tin vốn tự nhiên và mãnh liệt!

Lòng tin vốn không thể vay mượn, áp đặt hoặc tước đoạt.

*

Người biên tập bộ phim này cho hay: Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng tử tế có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức nó, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia. Bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người- người tử tế- trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm.

(Lược ghi lời bình phim Chuyện tử tế)


Don't Phunk With My Heart!




Don't Phunk With My Heart! (dịch một cách thô thiển ra tiếng Việt là: Đừng có mà chảnh với em nhá! - Phunk ở đây là ra vẻ ta đây rất tuyệt vời, rất kưn, nhưng thật ra rỗng tuếch hè hè)

Black Eyed Peas

Download MP3 ở đây

Xem video clip ở đây





Thứ Ba, 12 tháng 12, 2006

Cái máng gỗ




Photo by TRAVIPMEDIA





Khi tôi còn bé, bé lắm, chắc lúc đó học mẫu giáo, bố tôi kể cho tôi nghe một câu chuyện ngụ ngôn của Nga tên là "Cái máng gỗ".




Câu chuyện kể rằng, tại một làng nọ, có một người đàn ông góa vợ phải nuôi đứa con trai nhỏ và một ông bố đã già. Người đàn ông vì khó chịu khi phải nuôi bố già nên đóng cho ông một cái máng gỗ để ông ăn cho dễ, đỡ phải hầu hạ. Thế nhưng, khi người đàn ông vừa đóng xong cái máng, ông ta nhìn thấy cậu con trai nhỏ đang loay hoay cái gì đó. Ông hỏi con trai xem nó đang làm gì. Cậu con trai đáp: "Con làm cái máng để về già bố ăn ạ".



Một câu chuyện ngắn nhưng tôi vẫn nhớ đến tận bây giờ! Nếu bạn đối xử với cha mẹ mình như thế nào, con cái bạn sẽ đối xử với bạn như vậy! Hmmm, hình như đây là luật nhân quả nhỉ?



HAPPY BIRTHDAY TO DAD, DEC 13!

Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2006

10 lối sống tự sát




Photo by TRAVIPMEDIA






1. Thức khuya


Việc thiếu ngủ thường xuyên, tức ít hơn 7 - 8 tiếng mỗi đêm sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về sức khỏe: từ béo phì, tiểu đường cho đến ung thư...


Tinh thần mệt mỏi cũng là nguyên nhân góp phần gây ra tai nạn giao thông, tương tự như các loại thức uống có cồn...


 


2. Không thèm khám bệnh


Việc thờ ơ với bản thân, không khám sức khỏe định kỳ mỗi năm có thể so sánh với việc... bạn đang tự gắn quả bom nổ chậm vào cơ thể.


Hầu hết các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng, không có chứng bệnh nào là thực sự trầm kha mà chỉ do phát hiện bệnh trễ, đặc biệt là các dạng ung thư... Việc chẩn đoán sớm bệnh tật và được tư vấn y tế đúng lúc sẽ không chỉ cho bạn cơ hội sống khỏe mà còn giúp các bác sĩ có giải pháp chữa trị hiệu quả khi bạn mới chớm bệnh...


 


3. Lười đọc


Alzheimer - căn bệnh lú lẫn ở người già là hậu quả từ việc lười hoạt động não bộ khi còn trẻ. Tuy chứng bệnh do thoái hóa não bộ này không chừa bất cứ ai khi càng lớn tuổi nhưng việc đọc sách báo, giải ô chữ và xử trí trò chơi tình huống... sẽ giúp giữ não bộ khỏe mạnh, như một cách phòng ngừa hiệu quả.


 


4. Tình dục thái quá


Tình dục tự nó không phải là điều xấu, có chăng chỉ là do cách chúng ta thực hiện và nếu biết khai thác nó, tình dục sẽ mang lại vô số lợi ích cho cơ thể. Thế nhưng, không ít người “điếc không sợ súng” lại coi thường tất cả, từ việc không điều độ trong chuyện gối chăn, cho đến quan hệ tình dục không an toàn hay làm ngơ lịch sử bệnh (tình dục) của đối tác và không kiểm tra sức khỏe định kỳ.


Theo thống kê của Bộ Y tế Mỹ thì mỗi năm lại có thêm khoảng 12 triệu bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, không ít trong đó sẽ bị vô sinh. Và, hành động này không chỉ đồng nghĩa với việc tự cam kết đi theo thần chết AIDS, mà còn gây hậu quả cho cả thế hệ và xã hội tương lai...


 


5. Khoái tốc độ


Nếu bạn muốn sống khỏe, sống lâu thì nên đi du lịch nhiều. Điều này đã được các nghiên cứu khoa học ghi nhận. Tuy nhiên, đi nhiều khác với đi tốc độ bởi điều này dễ dẫn đến tử vong nhiều hơn bất cứ nguyên nhân nào.


Con số này hoàn toàn có thể giảm đến tối thiểu nếu mọi người chỉ ở nhà. Nhưng như thế sẽ buồn... chết, nên người ta phải ra phố, song lại quên giới hạn tốc độ, hay tồi tệ hơn là vừa lái xe vừa nghe điện thoại...


 


6. Khoái nhậu


Uống rượu bia, đặc biệt là rượu vang, rất có lợi cho sức khỏe! Tuy nhiên, nếu bạn tự cho phép mình “tới bến” hay “đá” 2 - 3 trận mỗi ngày, thì quả thật tai hại.


Bên cạnh nguy cơ gây nghiện, việc uống nhiều chất cồn vào cơ thể sẽ làm tổn thương gan, gây tiểu đường và cũng là nguyên nhân của khoảng 100.000 cái chết liên quan mỗi năm...


 


7. Hay giận dữ


Càng bị stress, cơ thể bạn càng yếu đi! Vì khi bị stress kinh niên, các tuyến nội tiết trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là tuyến thượng thận, sẽ chịu áp lực hoạt động thái quá, cuối cùng đưa đến kiệt sức, kéo theo sự kém hiệu quả của hệ miễn dịch, do đó bệnh tật sẽ xuất hiện.


Và, việc quá căng thẳng, lo âu... cũng sẽ làm cho hệ thống các cơ quan trong cơ thể bị rối loạn: tiêu hóa không hiệu quả, huyết áp tăng, mất ngủ, ăn không ngon...


 


8. “Nghiện” tivi


Không thể phủ nhận vai trò thông tin và giải trí của tivi, nhưng việc dán mắt trước màn hình có thể làm cho bạn chậm chạp, thụ động và... xấu tính hơn.


Trung bình một người Mỹ mất khoảng 9 năm trong đời chỉ để xem tivi. Sao không dành thời gian này cho những hoạt động thể chất ngoài trời khác, có lợi hơn cho sức khỏe?


Tivi là “món ăn tinh thần” không thể thiếu nhưng đừng “ăn” quá nhiều đến mức thành “nghiện”, tự hủy hoại tinh thần và thể chất, và góp phần thổi bùng “đại dịch” béo phì...







9. Hút thuốc lá


Còn được gọi là “que ung thư” hay “khẩu súng khói”, thuốc lá là nguyên nhân của hàng loạt vấn đề sức khỏe, là kẻ thủ ác thứ hai tại các quốc gia. Tuy nhiên, các chứng bệnh này lại hoàn hoàn có thể phòng tránh được.


Nếu muốn hủy hoại sức khỏe, hãy cứ đốt thuốc; vì chỉ cần một điếu thôi cũng đã làm tăng huyết áp và giảm đáng kể tuổi thọ. Điều gì sẽ xảy đến khi bạn đốt cả gói mỗi ngày?!


 


10. Ăn quà vặt


Theo một khảo sát hồi năm ngoái, có ít nhất 400.000 người Mỹ được coi là “tự sát” khi dựa trên tiêu chí ăn uống. Mặc dù chịu ảnh hưởng một phần từ di truyền, nhưng chính các vấn đề về ăn uống - như thích các loại thức ăn nhanh, quà vặt nhiều đường và giàu béo - đã gây ra bệnh tim mạch, là kẻ thủ ác số một hiện nay tại quốc gia này...


 


Theo Đào Hùng


Người lao động


Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2006

Why does it always rain on me?




Why does it always rain on me? (Tạm dịch một cách thổ thiển ra tiếng Việt là: Mắc gì mưa woài dzậy? hí hí) Đây là ca khúc do TRAVIS trình bày (đừng nhầm với cái tên TRAVIP đã quá nổi tiếng nhé hí hí Image)



"Why does it always rain on me?" là ca khúc giúp cho công chúng biết đến TRAVIS. Một chi tiết thú vị về ca khúc này. Đó là khi Fran Healy viết ca khúc này, ngoài trời đang mưa. Đến khi họ thu âm ca khúc này, trời cũng mưa. Và khi họ bắt đầu trình diễn ca khúc này tại Glastonbury Festival năm 1999, trời bắt đầu đổ mưa. Không biết có phải sự tình cờ "lãng mạn" này đã đưa họ đến thành công hay không?