Thứ Năm, 27 tháng 9, 2007

Thanh Nien Daily to be launched




Thanh Nien Newspaper is going to launch its English newspaper the Thanh Nien Daily next week. The newspaper said this morning in a press conference that the first issue of Thanh Nien Daily would be released on October 1st and ambitiously targeted the circulation of 1 million copies per day for the current Vietnamese daily.

The 16-page new-born Thanh Nien Daily will have exclusive information targeted on foreign readers besides news and reports translated from the current Vietnamese daily, said Deputy Chief Editor Nguyen Quang Thong. Seven foreign staff will be involved the new print English edition including Ms McCracken, who was the graphic designer for the U.S. Chicago Tribune.

At the moment, Thanh Nien has a Vietnamese daily, a weekly magazine (Thanh Nien Weekly), a Vietnamese online newspaper and an English one.


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2007

Mệt quá, muốn nghỉ 1 thời gian...




Dạo này oải quá, người lúc nào cũng buồn ngủ! Chả muốn làm gì. Việc thì nhiều... Lười quá... Thèm ngủ huhuhu...

Mai quyết tâm ra Banrie Cafe ngồi viết bài cho nó có cảm hứng ngồi nhà không nghĩ ra được gì hết.

Tình hình là đã cắt tóc mới. Nhìn ngon nghẻ hơn. Ra đường bị các đối tượng soi nhiều hơn 555555.

Thứ Bảy, 15 tháng 9, 2007

Earthquake and Tsunami




Một cuộc sống mới lại đến với Phuket. (Minh họa cho bài viết bên dưới)

Mấy hôm nay làm tin động đất ở Indonesia quá trời. Nhớ lại hồi xưa viết cho báo CHAI cũng có viết 1 phóng sự về Phuket 1 năm sau sóng thần. Lục lại máy, may quá vẫn còn...

Phuket: A New Life Is Coming

Tran Viet Phuong (Frankie)

It was a field trip by Webster Thailand Student Council (WTSC) to Phuket in the Fall break. The bus stopped by the Manohra Hotel at 6 a.m. Phuket was quiet and peaceful in the early morning. It was a normal day in late autumn 2005, almost one year after the terrible Tsunami. If this was your first time to Phuket, you wouldn’t imagine how serious the disaster damaged this island one year ago.

Phuket is actually an island in the south-west coast of Thailand. It has the area of 534km2. The East side faces the main strip of the country. The West faces Andaman Sea and Indian Ocean. In 19th century, Phuket was officially belonged to Thailand after the Siam-Burma war. Started at the beginning of 80s, the tourism industry of Phuket has been developed rapidly. Beside tourism, the people here also earn their living by growing coconut, pepper, and rubber trees.


Worries as coming to Phuket

The first thing that a tourist would think about as coming to this place is the southern violence. However, Phuket is still a safe place because it’s quite far away from the violence provinces. Besides, tourists also worry about another Tsunami may come again after one year. But when they came here, the beautiful landscape of Phuket has removed their worrying about the potential disaster. Otherwise, the gossip about the ghosts after the Tsunami also interferes with the tourists coming to Phuket. Lai Thi Ngoc Mai, a Webster student on her field trip to Phuket said: “I heard that there were a lot of dead people last year. A lot of ghost stories came along after the Tsunami. Actually, I was a little afraid before coming here. However, the beautiful Phuket has made me forget all the worries. I really love this island.”


Rebuild the paradise

As traveling to this paradise island, tourists also wonder if Phuket has been rebuilt or not. They might think it would take years to take Phuket to the situation before the Tsunami.

At Nai Yang beach, few tourists were here. This beach was also damaged seriously last year. Some coconuts and casuarinas trees were fallen down. Most of the houses here are being rebuilt. Bricks and cement packs can be seen along the beach. Along this natural beach, there are few tourists naked sunbathing. Many restaurants were established and decorated beautifully but no one was there. Mr. Saringkan Praphan, a restaurant owner here said: “Before the Tsunami, there were a lot of people coming to this beach. After that, the number of tourists decreased. The government also supports Phuket to rebuild but only Patong beach. There is a national park near hear and the government wants to keep this place naturally.” However, in the south of the beach, there is a resort is being constructed to welcome the tourists in the next season.

At Patong beach, there are more tourists but it’s not as crowded as it was. Everything is new on this beach. Along the beach road, houses and stores have been constructed. There are also some tree roots that were fallen down after the Tsunami. Nothing is special on this famous beach. But the tourists are satisfied by the clean beach and clear water. Unlike in the daylight, Patong is really busy and freaky at night. Everything that Mr. Saringkan Praphan is proved. Patong is supported strongly by the government. No sign of Tsunami exists here, except for some houses are being built. Most tourists concentrate in Bang La Road, the main area of Patong. Bang La Road is really a nice place for tourists. There are bars, restaurants, Thai ladyboys, etc… Looking at Bang La, no one could imagine that the Tsunami had attacked this road. Tourists can find postcards or video CDs about the Tsunami last year at several photo stores or CD shops.


Leaving Phuket, leaving the paradise. We all believe in a bright future for this island. Next year, we’ll go to this place again and see how it changes. A new life is coming to Phuket.

Phuket, October 2005

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2007

Dustin Nguyễn: Tôi mệt nhoài với phim hành động!




Giải thích cái ảnh dở hơi này: "Cuối cùng thì cũng đã sửa được cái máy ảnh. Cách đây gần 1 tháng đi chụp ảnh biểu tình ở Tượng đài Dân chủ thì máy tự nhiên đơ. Lấy nét được nhưng không chụp được. Một số đồng nghiệp bảo hỏng bộ cảm biến. Nếu thay thì cực kỳ đắt. Hic. Đang hãi vì kiểu gì cũng phải mua máy mới thì may quá. Bạn Jundat mách nước cài lại firmware. Cài xong máy chụp ngon lành hehehe. Jundat, tao iu mày quá. Cái ảnh ở trên là ảnh được chụp sau khi máy được sửa đấy".

Thì đây, cái bài đã được bà chị uốn lại hộ đây. Cám ơn bà chị nhiều nhé!

Link trên Thanh Niên Online:
http://www1.thanhnien.com.vn/TNTS/2007/9/4/207478.tno






Thứ Năm, 6 tháng 9, 2007

Báo Thanh Niên tuyển người




Hình minh họa, không liên quan đến bài viết 55555

Báo Thanh Niên đang tiến hành mở rộng hoạt động và cải tiến, nâng cao chất lượng toàn diện để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc. Ngoài 7 số báo ra hàng ngày, 1 tuần san, 1 website tiếng Việt và 1 website tiếng Anh, Thanh Niên sẽ xuất bản thêm một tờ báo tiếng Anh ra hàng ngày mang tên Thanhnien Daily, chínhthức phát hành từ 1.10.2007. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cán bộ, nhân viên báo Thanh Niên đang làm việc ở tòa soạn Hà Nội, tòa soạn TP.HCM, các văn phòng đại diện tại các địa phương, văn phòng tại Thái Lan, thường trú tại Singapore... sẽ được bổ sung, củng cố.


Để đáp ứng yêu cầu phát triển trên đây, Báo Thanh Niên mở đợt tuyển phóng viên, biên tập viên, hoạ sĩ trình bày với các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:

1- ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN TIẾNG VIỆT

- Tuổi không quá 40, sức khỏe tốt, đủ điều kiện thể chất và tâm lý để thích ứng với mọi yêu cầu, mọi tình huống của nghề báo.

- Trình độ đại học hoặc tương đương.

- Thông thạo ít nhất 1 trong các ngoại ngữ: Anh, Pháp, Nga, Hoa, Nhật, Tây Ban Nha (sẽ kiểm tra thực tế, không nhất thiết có bằng cấp).

- Có kỹ năng và kinh nghiệm viết báo.

- Đã có thời gian làm biên tập ít nhất 1 năm tại cơ quan báo chí hoặc xuất bản (tiêu chuẩn dành riêng cho biên tập viên).

2- ĐỐI VỚI PHÓNG VIÊN, BIÊN DỊCH VIÊN TIẾNG ANH

- Tuổi không quá 40, sức khỏe tốt, đủ điều kiện thể chất và tâm lý để thích ứng với mọi yêu cầu, mọi tình huống của nghề báo

- Trình độ đại học hoặc tương đương.

- Thông thạo tiếng Anh (có bằng cấp chuyên ngữ hoặc tốt nghiệp đại học hoặc tương đương ở các nước nói tiếng Anh) và có kỹ năng viết báo bằng tiếng Anh.

- Đã có thời gian làm biên tập các ấn phẩm hoặc website tiếng Anh ít nhất 1 năm (tiêu chuẩn dành riêng cho biên tập viên).

3- ĐỐI VỚI BIÊN TẬP VIÊN TIẾNG ANH

- Người nước ngoài (hoặc người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài) sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức (tiếng mẹ đẻ)

- Trình độ Đại học hoặc tương đương, có kỹ năng viết báo tiếng Anh.

- Có kinh nghiệm làm biên tập các ấn phẩm hoặc website tiếng Anh ít nhất 1 năm.

4- ĐỐI VỚI BIÊN TẬP VIÊN KỸ THUẬT TIẾNG ANH

- Tuổi không quá 40, sức khỏe tốt.

- Thành thạo tiếng Anh (có bằng cấp chuyên ngữ hoặc tốt nghiệp đại học hoặc tương đương ở các nước nói tiếng Anh)

- Đã có thời gian làm biên tập kỹ thuật (morasse) các ấn phẩm hoặc website tiếng Anh ít nhất 1 năm.

5- ĐỐI VỚI HOẠ SĨ TRÌNH BÀY BÁO TIẾNG ANH

- Tuổi không quá 35, sức khỏe tốt.

- Tốt nghiệp đại học hoặc trung cấp Mỹ thuật Công nghiệp, sử dụng thành thạo các phần mềm đồ họa và trình bày báo.

- Thông thạo tiếng Anh (sẽ kiểm tra thực tế).

HỒ SƠ DỰ TUYỂN:

+ 1 đơn xin dự tuyển kèm theo bản tự giới thiệu năng lực, quá trình hoạt động báo chí hoặc nghề nghiệp có dán ảnh. (Viết bằng tiếng Anh nếu dự tuyển vào các vị trí phóng viên, biên dịch viên và biên tập viên tiếng Anh)

+ Sơ yếu lý lịch tự viết, bản photo các bằng cấp. Những giấy tờ này chưa cần có xác nhận của chính quyền địa phương, chưa cần công chứng (giấy tờ chính thức sẽ được yêu cầu bổ sung sau, nếu được tuyển dụng).

+ 5 tác phẩm báo chí tiếng Việt đã được đăng trên báo in (dành cho đối tượng ở mục 1).

+ 5 tác phẩm báo chí tiếng Anh đã được đăng trên báo in (dành cho đối tượng ở mục 2).

THỜI HẠN VÀ NƠI NHẬN HỒ SƠ: từ 4.9 đến 15.9.2007, tại Tòa soạn Báo Thanh Niên, 248 Cống Quỳnh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Xin ghi thêm ngoài bì thư: HỒ SƠ DỰ TUYỂN PHÓNG VIÊN (hoặc BIÊN TẬP VIÊN, BIÊN DỊCH VIÊN, BIÊN TẬP VIÊN KỸ THUẬT, KỸ THUẬT VIÊN - nếu là tiếng Anh thì ghi thêm TIẾNG ANH)

Sẽ thông báo mời từng ứng viên đáp ứng đủ các tiêu chu ẩn đến phỏng vấn, căn cứ địa chỉ ghi trong hồ sơ. Đối với các hồ sơ không đạt tiêu chuẩn, xin được không trả lại.

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2007

Tình tang nhạc khúc phiêu bồng




Sau khi than vãn là thiếu sự lãng mạn, cô bạn Nguyễn Ngọc Lan Chi liền gửi cho Frankie một bài viết và trên tiêu đề thư viết là: "Một bài viết không mang tính chính trị". Cô còn bảo... lần này thì cho anh cứng bàn phím luôn, vì giờ anh đâu dùng bút để viết.

Tình tang nhạc khúc phiêu bồng


Bước vào những đường hầm dài hoặc những nhà ga lớn, nơi giao nhau của nhiều tuyến métro tại Paris, ắt hẳn sẽ có một lần bạn thả chậm nhịp bước của đôi chân để lắng nghe cho trọn một đoạn «Kachiusa» hay nhắm mắt thả hồn vào khúc violon đang rộn ràng «Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ»… Những người nghệ sĩ lãng du, chẳng có ánh đèn sân khấu hào nhoáng, cũng không có khán phòng hoành tráng đầy ắp khán giả, nhưng ngày qua ngày, tiếng đàn, giọng ca của họ đã giúp quãng đường chuyển trạm của biết bao người dường như ngắn lại…

1. Tiếng hát át cả tiếng tàu

Tôi gặp được bác Georges thật tình cờ. Vài ngày trước đó, trong những phút ngắn ngủi tàu dừng, tôi được nghe một nghệ sĩ violon trẻ biểu diễn tại Havre Caumartin, «giao tuyến» của hai đường métro số 9, số 3 và khi đã chuẩn bị đầy đủ «đồ nghề», tôi quay lại định tìm nhưng chẳng thấy chị đâu. Chưa kịp nuối tiếc thì giọng hát truyền cảm của bác đã thu hút tôi ngay. Bác «chuyên trị» những ca khúc của Aznavour, một ca sĩ rất nổi tiếng của Pháp từ thập niên 60. Nhìn bác say sưa thả hồn vào từng lời hát, lúc dõi mắt về xa xăm, khi đặt tay lên ngực buồn thê thiết, tôi cứ tưởng nơi bác đang đứng là… nhà hát Opéra của Paris, chứ chẳng phải ngay kề bên trạm chờ, cứ vài ba phút lại có một chuyến tàu xình xịch chạy qua. Thấy bác trả lời rất nhiệt tình với những lời thăm hỏi của hành khách qua lại, tôi biết bác là người khá cởi mở nên chẳng ngại ngần bắt chuyện lúc bác tạm «lắng giọng», ăn uống qua loa… nạp năng lượng lấy sức hát tiếp buổi chiều…

Bác Georges vui vẻ mở đầu câu chuyện: «Tôi vốn người miền Nam nước Pháp, khi về hưu cách đây 6 năm, để kiếm thêm chút đỉnh trang trải cho cuộc sống giá cả ngày một đắt đỏ, tôi lặn lội lên Paris, tìm chỗ trọ, ngày ngày ra các trạm métro đem tiếng hát phục vụ hành khách qua lại. À, tôi hát có giấy phép, có thẻ «hành nghề» do RATP(1) cấp đàng hoàng đó!»

Bác hào hứng chìa tấm thẻ có hình mình rồi lục lọi tiếp mấy tờ «giấy phép» cho tôi xem. Để được hát trong trạm métro, các nghệ sĩ phải đến văn phòng chuyên về quản lý những hoạt động âm nhạc trong khu vực nhà ga của RATP, biểu diễn cho họ xem thử, nếu đạt đủ «tiêu chuẩn», mỗi người sẽ đóng 20 euros cho 6 tháng và được nhận đầy đủ thẻ cùng các loại giấy tờ hành nghề. Thấy tôi ra vẻ tò mò về khoản «tiêu chuẩn» để được «duyệt», bác cười bảo: «Paris là thành phố du lịch, du khách sử dụng phương tiện công cộng nhều lắm, nếu để cho những người đàn dỏm, hát dở biểu diễn loạn cả lên thì còn gì là mặt mũi của «kinh đô ánh sáng» nữa!». Thật ra, vẫn có khá nhiều nghệ sĩ hành nghề «chui», theo bác Georges, có thể họ là những người nhập cư trái phép vào nước Pháp, hoặc họ sở hữu những giọng ca, tiếng đàn mà những người thẩm định «không thể nào thưởng thức nổi!».

Bác Georges có giọng hát thật trầm ấm, lại trang bị bộ dụng cụ khá chuyên nghiệp (bác khoe với tôi là loa và micro tuy giá cả phải chăng nhưng “made in Japan” đàng hoàng, hát suốt 7, 8 tiếng mới hết pin), vậy mà bác chỉ thật sự làm ca sĩ từ khi gia nhập đội ngũ những nghệ sĩ métro: «Hát hay là một chuyện, trở thành ca sĩ chuyên nghiệp là một chuyện khác, khác xa nhau lắm! Lúc nhỏ, tôi có học thanh nhạc, nhưng học vì đam mê thôi, chứ chẳng mộng mị nổi tiếng gì đâu, lớn một chút tôi tham gia vào dàn hợp xướng của nhà thờ. Rồi tôi vào đời, làm đủ thứ nghề, nhưng chẳng có nghề nào dính dáng đến niềm đam mê thuở nhỏ. À, kể ra thì tôi từng có «fan» hâm mộ đấy nhé! Khi tôi và vợ cùng làm việc cho một siêu thị, tôi thường vừa dọn dẹp, sắp xếp các kệ hàng, vừa khe khẽ hát, vậy mà có một bà khách quen lại gặp vợ tôi và khen giọng hát tôi quá xá!» Bác cười giòn tan, bỗng chuyển giọng buồn buồn: «Nhưng sau đó tôi và vợ tôi chia tay nhau, con trai tôi ở với cô ấy. Sự cô đơn cũng là một trong những nguyên do khiến tôi bỏ lên Paris, mong được sống thật sự với niềm đam mê ca hát và vơi bớt nỗi tịch mịch khi thui thủi một mình một cõi mỗi lần về đến nhà. Mới hôm trước thôi, một phụ nữ dẫn con đi ngang qua lúc tôi đang hát, chú bé nhìn tôi, kháu khỉnh lắm, tôi vẫn hát, mà tự nhiên nước mắt lại rơi, tôi nhớ con tôi quá, ngày xưa tôi cũng từng ẵm con, hát ru con ngủ…», thoáng nhìn qua, tôi thấy mắt bác ươn ướt… Một khoảng lặng, rồi bác lấy lại giọng vui vẻ: «Cho nên tôi rất thích trò chuyện với mọi người, phải sống trong cô đơn, tôi thèm giao tiếp kinh khủng!»

Hơn sáu năm ca hát phục vụ bá tánh, không biết người ca sĩ già được gì và mất gì? Nghe tôi hỏi, bác hơi trầm ngâm, rồi tiếp lời: «Tôi «được» rất nhiều, nhìn một cách «kinh tế» thì thu nhập từ việc ca hát cộng với khoản lương hưu giúp tôi có một cuộc sống khá dễ chịu, nhưng đâu chỉ có thế! Cái «được» lớn nhất của tôi là niềm vui, tôi nói có vẻ «sách vở» quá nhỉ, nhưng thật sự tôi vui lắm, tôi vui vì được thỏa mãn niềm đam mê lớn nhất của đời mình, vui vì những hành khách ngồi trong tàu nhưng vẫn hướng về phía tôi mỉm cười khích lệ, vui với ánh mắt đồng cảm của những người đứng chờ tàu ở phía xa xa kia, đó là những thông điệp không thốt thành lời, được truyền tải giữa tâm hồn với tâm hồn, và hôm nay, tôi vui vì được cô… phỏng vấn viết bài! «Mất» thì kể ra tôi chẳng mất gì nhiều, cũng có chút bệnh nghề nghiệp, như tai tôi hơi có vấn đề vì quanh năm suốt tháng phải mở loa khá lớn, có lớn mới át nổi tiếng tàu, rồi cái lạnh của những luồng gió mùa đông khiến lỗ mũi tôi lúc nào cũng sụt sịt hay những lần tôi hoảng hồn vì mấy anh say xỉn cứ lăm le kiếm chuyện… Nhưng cuộc đời mà, làm việc gì cũng phải hy sinh chút đỉnh mới thấy thú vị. Biển phải có sóng mới là biển, chứ biển mà phẳng lặng quá thì người ta gọi là… cái ao cho rồi!»

2. Tứ hải giai huynh đệ

Giữa những người mang nghiệp cầm ca mà «thân tại giang hồ», luôn hiện hữu một tình huynh đệ rất đặc biệt. Bản chất nghệ sĩ vốn hào sảng, tâm hồn luôn bay bổng và lại cùng cảnh ngộ «nhà hát là nhà ga, hành khách là khán giả, đồng xu thay cho hoa» nên họ rất dễ thông cảm, chia sẻ với nhau.

Đàn hát tại các trạm métro, yếu tố «địa lợi, nhân hòa» rất quan trọng: những khu vực là giao điểm của nhiều đường métro hoặc gần những điểm du lịch nổi tiếng hay trạm dừng của các tuyến tàu hướng về nơi sinh sống của giới thượng lưu (như quận 16, Versailles, Neuilly…) đều hứa hẹn một ngày «thu hoạch» rủng rỉnh. Quan trọng là thế, nhưng hầu như không bao giờ họ tranh giành hay to tiếng cự cãi để có một chỗ thuận lợi, thậm chí có lúc sẵn sàng nhường «vị trí chiến lược» cho nhau. Bác Georges kể với tôi: «Thường thì tôi hát ở đây, nhưng đôi khi cũng lang thang đến nơi khác, nhất là mùa đông, chỗ này có nhiều gió luồn, bây giờ giá cả xăng dầu lại lên, RATP tiết kiệm, không mở sưởi nhiều như trước kia, lạnh thấu trời. Có một lần tôi sang khu Opéra, đi tới đi lui cả buổi mà chẳng kiếm được chỗ nào kha khá vì những nơi ngon lành đã được các đồng nghiệp đặt «đại bản doanh» hết rồi. Đang chưa biết tính sau, bỗng một anh chơi accordéon đề nghị: «Anh qua lại nãy giờ, lại vác theo cả cái túi to sụ thế kia, nhìn bơ phờ lắm rồi. Anh thường hát ở Havre Caumartin chứ gì? Thôi, kiếm chỗ nào rửa mặt cho tươi tỉnh lên, quay lại tôi sẽ để chỗ này cho anh, hôm nay kiếm cũng kha khá, nghỉ ngơi sớm chút cũng chẳng sao!». Tôi cảm động quá sức, cô thấy không, thời nay tình nghĩa vẫn nặng hơn đồng tiền nhiều lắm!»

Cũng trong những dịp bôn ba tìm kiếm nơi biểu diễn mà nhiều nghệ sĩ đã thân thiết và kết thành nhóm cùng nhau biểu diễn. Bác Georges không dấu vẻ tiếc nuối: «Ông ấy về lại Roumanie rồi, dù sao cũng là quê hương mà! Ông từng là thầy dạy piano đấy, nhưng ở một tỉnh nhỏ tại đất nước Đông Âu nghèo, cuộc sống chật vật quá, ông lên đường đến Paris mong thu nhập được khá hơn. Ông chơi đàn tuyệt hay, tuy chỉ là đàn điện tử chứ chưa phải là sở trường piano đâu nhé! Tôi bị ông ấy thu hút ngay, rồi tôi hỏi ông có biết những nhạc khúc của Aznavour không, cũng may là Aznavour nổi tiếng vì bạn tôi nói tiếng Pháp chỉ bập bẹ… Sau đó chúng tôi đàn, hát chung với nhau được năm sáu tháng thì ông cảm thấy chán cuộc sống xô bồ ở Paris nên quyết định về quê luôn. Đó là khoảng thời gian vui vẻ và đáng nhớ nhất của tôi…»

Tôi chợt nghĩ đến Lưu Chính Phong và Khúc Dương Trưởng lão trong «Tiếu ngạo giang hồ» của Kim Dung tiên sinh, người chính kẻ tà, thấu cảm được nhau bên điệu cầm tiêu thánh thót, họ đã kết thành tri kỷ… Trong văn chương, âm nhạc giúp hai vị Lưu-Khúc bỏ lại những định kiến xã hội hà khắc, tại nhà ga métro, bác Georges và người bạn nghệ sĩ dương cầm Roumanie đã vượt qua rào cản ngôn ngữ đời thường để đạt đến một ngôn ngữ mà cả hai đều thấu hiểu đến tận tâm khảm, ngôn ngữ kỳ diệu của âm nhạc…

3. Muôn màu muôn vẻ nghiệp hát rong

Về những hoạt động âm nhạc trong hệ thống đường métro chằng chịt của Paris, tôi có thể tạm tóm gọn trong một từ: «đa dạng». Đa dạng trong cách thức tổ chức: với những nghệ sĩ như bác Georges, đàn hát mang tính tự phát, tự quản, nhưng có những nhóm nhạc được chuẩn bị khá bài bản. Tiêu biểu là nhóm nhạc công người Ukraine chuyên hát tại khu vực Châtelet, họ có người quản lý hẳn hoi, cho in đĩa (20 euros/đĩachứ chẳng chơi!), liên kết với một nhà hàng của cộng đồng Slave (Trung - Đông Âu) tổ chức những đêm hội ẩm thực– âm nhạc với giá vé cho mỗi người là 35 euros… Có vẻ họ biểu diễn tại Châtelet phần nào theo kiểu «lấy ngắn nuôi dài», thu nhập từ hành khách qua lại cũng rất khá, vì họ đàn, hát hay, làm sôi động cả một góc nhà ga, nhưng không ngoài mục đích tự quảng cáo, bán đĩa và phân phát tờ rơi giới thiệu những đêm diễn.

Kế đến là đa dạng về tuổi tác: từ anh sinh viên trường nhạc ngày hè rảnh rỗi đứng kéo violon kiếm thêm tiền đi du lịch đến những người nghệ sĩ tuổi trung niên tóc lốm đốm bạc… Tôi từng có duyên được gặp và trò chuyện với cụ Barbara. Cụ chơi kèn harmonica trên những chuyến tàu RER đi về vùng ngoại ô Paris. Cụ đã 85 tuổi và có hơn 20 năm đi theo những đoàn tàu ngang dọc khắp Ỵles de France(2)! Cụ vào một tiệm Trung Hoa để ăn trưa, mở ví cho tôi xem mộ xấp vé restaurant(3), cười hiền hậu: «Hồi nhỏ khi học harmonica, bà chẳng thể tưởng tượng có một ngày mình lại lang thang chơi kèn trên các đoàn tàu để kiếm sống. Nhưng con thấy đó, vẫn còn nhiều người tốt lắm, họ sẵn lòng tặng bà bao nhiêu là vé ăn! Có lẽ bà lợi thế hơn các đồng nghiệp ở mái tóc bạc phơ…». Cũng như bác Georges, cụ Barbara bắt đầu nghiệp rong ruổi cùng tiếng kèn từ khi về hưu, cuộc sống bây giờ thứ gì cũng tăng giá, mà cụ thì còn khỏe lắm và chơi harmonica vẫn rất ngon lành kia mà!

Vàsau cùng là đa dạng về văn hóa… Bạn có thể bắt gặp đủ loại nhạc cụ, đủ thứ ngôn ngữ, đủ kiểu bài hát khi làm một vòng quanh các trạm métro lớn ở Paris. Buổi sáng đi qua Châtelet, gần đường métro số 1, bạn sẽ được thưởng thức những bài hát đậm nét Đông Âu, trưa trưa một chút, tại cùng địa điểm, một ban nhạc Nam Mỹ réo rắt đàn sáo «thay ca» cho các đồng nghiệp Slave, chiều về, đi theo hướng đường 7, bạn bỗng buồn da diết theo tiếng đàn bầu của một người đàn ông Trung Quốc, đôi khi đi về khuya, ngồi chờ RER ở phía Les Halles, tôi vẫn thấy vui vui với tiếng trống rộn ràng của hai anh nhạc công gốc châu Phi. Đương nhiên sẽ không thể thiếu sự góp mặt của accordéon, violon với các giai phẩm bất hủ của Mozart, Beethoven, Vivaldi… cho bộ sưu tập âm nhạc của métro.

Từng làn điệu âm nhạc theo bước chân rong ruổi của những nghệ sĩ lãng du nhè nhẹ đi vào lòng mỗi người, nhẹ đến mức ta không hay biết nhưng rồi một ngày, giữa dòng đời vội vã, ta bỗng bước chậm lại để nghe cho hết khúc hát quen thuộc, dù ngoài kia, nhịp sống gấp rút không ngừng thúc dục…

Nguyễn Ngọc Lan Chi