Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Ối giời ơi (tập 1)

Ối giời ơi giờ mới biết là đóng phim truyền hình ở Việt Nam, diễn viên phải tự lo trang phục, không có thì phải tự đi mua để đóng phim theo ý đạo diễn. Tiền quần áo có khi hơn tiền cát xê. Rõ dở hơi và thiếu chuyên nghiệp. Kinh phí làm phim không biết đi đâu hết.

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2008

Nghệ thuật quảng cáo




Lấy từ blog của bố

http://blog.360.yahoo.com/blog-pk03a7EpbqcZWaGPW9mfWJ5hNw--?cq=1&p=227



(Bố tớ cũng có blog nhé :D 360.yahoo.com/xuanhoanews)



Tàu S5 xuyên Việt chạy qua Phú Yên lúc sẩm tối. Hành khách ngủ gà ngủ gật bỗng thức giấc bởi một giọng nam đầy nhiệt tình: "Kính thưa quý khách, giờ này anh chị em trong tổ công tác trên tàu xin gửi đến bà con, cô bác, anh chị, quý vị và các bạn...cháo thịt gà!".



Giữa hai hàng ghế, hai nữ nhân viên kéo chiếc xe chở một mâm đầy thịt gà thái chỉ, một rổ rau thơm, bát, thìa... lỉnh kỉnh. Người nam nhân viên đi sau cùng, cầm muôi múc cháo nóng từ chiếc thùng nhôm lớn, đặt trên chiếc xe nhỏ, hào hứng:



-Cháo thịt gà, người già, người trẻ, người khỏe, người yếu đều dùng được. Và hành khách không cần phải đắn đo thêm nữa. Chỉ cần 3.000 đồng là có ngay một tô cháo thịt gà. Cháo thịt gà ăn vào bổ dọc, bổ ngang, bổ lang thang khắp các cơ quan đoàn thể... Bằng gạo trắng, nước trong, anh em chúng tôi đã nấu lên những tô cháo: trong như ngọc, trắng như ngà, lấp la lấp lánh như là kim cương...



Cứ như thế, vừa múc cháo, người nhân viên ấy vừa cao giọng:

-Thưa bà con, cô bác, chỉ có anh em chúng tôi mới biết được bí quyết làm cho hành khách đi đường xa bớt mệt nhọc nhờ cháo thịt gà. Bởi vì trong cháo thịt gà của chúng tôi có đến 5 vị thuốc nam như hành, mùi, xương sông, tía tô, rau răm, giúp hành khách giải cảm, chống say. Và trong tiết trời giá lạnh này, quý khách sẽ cảm thấy ấm dần lên trong từng bộ phận của cơ thể khi dùng cháo thịt gà... Chúng ta ăn không phải cho hôm nay mà cho cả ngày mai và cho muôn đời sau. Bởi vì, ăn uống là để chống lại bệnh tật. Ăn uống để bù đắp sự mất mát năng lượng trong ngày. Ăn uống là để gửi những thông điệp khỏe mạnh cho đời sau... Và hành khách có thể dùng 3, 5 đến 7 tô..., số lượng không hề hạn chế. Vì sao? Vì ở toa số 3 có hành khách ăn đến 3 tô mà mặt vẫn còn buồn. Buồn không phải vì cháo không ngon, mà buồn vì không thể ăn được nữa. Các cụ gọi đó là hiện tượng no bụng đói con mắt. Để khuyến mãi, hành khách ăn từ tô thứ tư đến tô thứ 1.000, thậm chí đến tô thứ n+1, anh em chúng tôi không thu tiền. Chúng tôi mang đầy đủ thịt, gia vị... phục vụ quý khách. Quý khách có thể ăn nhiều cháo ít thịt, nhiều thịt ít cháo, tùy theo. Còn bột ngọt và hạt tiêu quý khách có thể dùng thoải mái, từ vài lạng đến vài cân, anh em chúng tôi sẵn sàng phục vụ... Cháo nấu rất sánh, cháo nấu rất quánh. Quý khách nào có nhu cầu chỉ cần đánh tín hiệu S.O.S. Ai cần là có ngay, ai dùng anh em sẽ bưng đến tận tay...



Người "quảng cáo" cháo gà ấy là kỹ sư Nguyễn Quốc Hùng, 42 tuổi, người Hà Nội chính cống, từng hơn chục năm lăn lộn ở chiến trường. Anh tâm sự:

-Tôi coi hành khách như người nhà, nên góp vui cho họ đỡ mệt trên một hành trình dài. Anh thấy đấy, tôi múc cho họ những tô cháo đầy đặn như múc cho người thân của mình vậy!



Chiếc xe cháo gà lăn bánh sang toa bên cạnh. Hành khách ai nấy cảm thấy đỡ mệt hơn. Vì tô cháo gà nóng thơm phức hay vì những lời rao nhiệt tình, dí dỏm, đậm sắc dân gian? Có lẽ là cả hai…

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2008

Stronger




Thai tennis star Paradorn Srichaphan, who suffered from injury for a long time, once said that after watching the footage of his old matches, he felt stronger and being encourage to restart a new game. Me too, when I was stressed and suffered from my boring work, I reviewed my articles I wrote a long time ago. They made me stronger. And this time, I will use this method again.

Here is one of my latest articles in both Vietnamese and English version. Check it out and encourage me!

______________

New consumer trend creates opportunities in Vietnam

A Thai company believes it can take advantage of an emerging consumer trend in Vietnam – supermarket shopping.

Thailand’s leading technology and trading company Loxley plans to open a new chain of 24-hour convenience shops in Vietnam.

Loxley’s senior international business manager, Prasert Suvithyasiri, said supermarket shopping had become increasingly popular in Vietnam over the past 10 years.

“Sometimes, your supermarkets are even overcrowded,” Suvithyasiri told Thanh Nien.

Vietnamese consumers’ growing predilection for Western-style supermarkets and stores is a windfall for foreign companies such as Loxley, which will be able to enter the local retail market next year.

At present, foreign enterprises can establish a foothold in the Vietnamese retail market by acquiring up to 49 percent in joint ventures with local companies.

A handful of well-known retailers including the likes of US-based supermarket giant Wal-Mart and Japan’s 7-Eleven convenience store chain are assessing their chances in Vietnam.

Malinee Tratrudee, assistant vice President’s secretary at CP All, which runs 7-Eleven in Thailand, said her company was considering bringing the iconic brand name chain to Vietnam.

While 7-Eleven is still pondering the idea, earlier this week, Loxley and its Thai partner, consumer product giant Saha Group, announced their intention to open their own convenience stores here.

Suvithyasiri, who has been working in Vietnam since 1995 and speaks Vietnamese like a native, said by the end of the year or early next year, the two partners would open their first stores in Ho Chi Minh City.

Although Vietnamese consumers have yet to switch wholesale from street markets to supermarkets and convenience stores, that is not discouraging Loxley.

Suvithyasiri said his company has a plan to weave their convenience store plan into Vietnamese’s changing shopping habit.

In the first phase, Loxley stores would be located in areas where local residents would find it convenient to drop by for a quick shop, places near parking lots or banks.

Later, more shops would open in residential areas where local residents would find “all things they need right next door,” Suvithyasiri explained.

The current high rent in Vietnam is not a deterrent for Loxley either, according to Suvithyasiri.

He said the company would not rent local space itself but rather “franchise interested households or businesses.”

The mother company will only have to ensure a continuous and diverse supply of goods, he said.

Suvithyasiri admitted there was a stumbling block in Loxley’s plans – Vietnamese consumers do not shop very often at night.

But Suvithyasiri said the company would press ahead with plans for 24-hour convenience stores anyway.

“In Thailand, convenience stores depend mostly on their night sales,” he said.

“The case may be different in Vietnam.”

Whether or not Vietnamese consumers will embrace the idea of foreign-brand convenience stores, local companies are betting domestic shops will survive the intense foreign interest in the sector.

Local retail giant Hapro plans to open more than 200 stores in 10 northern cities and provinces by this year’s end.

Other retailers such as Saigon Co.op and Vinatexmart also have plans to launch new supermarkets to meet Vietnamese’s growing appetite for “fast shopping.”

_____________

Cửa hàng tiện lợi sắp đổ bộ Việt Nam

Ít nhất 2 hệ thống cửa hàng tiện lợi là 7-Eleven và 108 đang có những bước khởi động để vào thị trường Việt Nam vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau.


Thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng

Người Việt Nam đã biết đến hình thức cửa hàng tiện lợi qua các thương hiệu như G7 Mart hay Shop & Go nhưng việc mua hàng ở những nơi như thế này chưa trở thành thói quen. Bản thân G7 Mart chưa hiệu quả sau một thời gian hoạt động còn Shop & Go thì chưa tạo được một hệ thống cửa hàng bao trùm để tạo nên tính tiện lợi của hình thức bán hàng này. Trong khi đó, cách đây 2 tuần, Tập đoàn CP của Thái Lan thông tin trên báo chí nước này rằng họ đang để mắt đến thị trường Việt Nam do nhìn thấy tiềm năng về sức mua của người tiêu dùng nước ta. Khi được phóng viên Thanh Niên hỏi về kế hoạch đưa 7-Eleven vào Việt Nam, bà Malinee Tratrudee, Thư ký phó chủ tịch dự khuyết (AVP) của CP All (một công ty thuộc Tập đoàn CP), cho hay hiện họ đang gửi dự thảo kinh doanh sang cho Tổng hành dinh của 7-Eleven ở Nhật Bản. Bà Malinee cũng từ chối cung cấp thêm thông tin chi tiết về kế hoạch này.

Trong khi đó, cách đây mấy ngày, công ty thương mại và công nghệ hàng đầu Thái Lan Loxley và tập đoàn sản phẩm tiêu dùng Saha cũng tuyên bố lên kế hoạch mở chuỗi cửa hàng tiện lợi 108 tại Việt Nam. Theo Loxley, nền kinh tế Việt Nam mở cửa và đang bùng nổ sẽ là cơ hội tốt cho họ.

Thói quen tiêu dùng đang thay đổi

Phóng viên Thanh Niên cũng đã có cuộc trao đổi với ông Prasert Suvithyasiri, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách kinh doanh quốc tế của Loxley, công ty đã làm ăn ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay với các sản phẩm như cáp quang và thức ăn nuôi tôm sú. Ông Prasert cũng là người đã làm việc tại Việt Nam từ năm 1995 và nói tiếng Việt rất thạo.

* Là người sống và làm việc ở Việt Nam đã lâu, ông nhận thấy thói quen tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi như thế nào trong những năm qua?

- Cũng như ở các nước đang phát triển khác, người Việt Nam bắt đầu chuyển sang mua hàng ở các siêu thị nhiều hơn. Khoảng 10 năm trước, khi hàng hóa trong siêu thị chưa được quan tâm thì bây giờ người ta vào siêu thị chật cứng. Đôi khi các siêu thị còn bị quá tải. Từ năm ngoái chúng tôi đã bán thử nghiệm một số mặt hàng tại các siêu thị ở TP.HCM để thăm dò thị trường. Dự định cuối năm nay hoặc đầu năm sau, cửa hàng tiện lợi 108 đầu tiên sẽ được mở tại TP.HCM.

* Người Việt Nam quen đi chợ 1 hay 2 lần một tuần chứ không quen ghé các cửa hàng tiện lợi để mua những thứ lặt vặt. Mặt khác, do đường sá và vỉa hè chật chội, người ta ưa tạt qua các tiệm tạp hóa hơn. Ông có nghĩ tâm lý người tiêu dùng sẽ thay đổi?

- Cũng như ở Thái Lan, ban đầu khi mở ít cửa hàng, chúng tôi sẽ mở ở những nơi có bãi đỗ xe hay tiện cho việc đi lại của người dân như cạnh các ngân hàng chẳng hạn. Sau này khi mở rộng hệ thống, các cửa hàng sẽ bao trùm rộng hơn ở các khu dân cư, người dân sẽ cảm thấy tiện lợi hơn khi có một cửa hàng cung cấp đủ mọi thứ ngay cạnh nhà. Họ sẽ không cần phải đi xa bởi chỉ đi bộ mấy bước là đã đến nơi.

* Với một hệ thống cửa hàng tiện lợi bao trùm khắp mọi nơi như vậy trong khi giá cho thuê mặt bằng ở Việt Nam lại cao, điều này có ảnh hưởng đến giá các mặt hàng tiêu dùng của 108 không, thưa ông?

- Khi lập một hệ thống bao trùm như vậy thì chúng tôi sẽ không nắm trong tay hết các cửa hàng mà sẽ nhượng quyền kinh doanh cho các hộ gia đình hay các công ty khác. Họ đã có sẵn mặt bằng kinh doanh nên số tiền đầu tư vào mặt bằng sẽ không là vấn đề. Tuy nhiên hàng hóa thì họ vẫn phải phụ thuộc vào hệ thống phân phối chung. Việc quản lý hệ thống phân phối cũng là một yếu tố quyết định sự thành công. Lúc đó chúng tôi sẽ nắm được ở cửa hàng này hay cửa hàng kia đã bán được bao nhiêu món, thiếu cái gì và một đội chuyên giao hàng sẽ luôn hoạt động để bảo đảm nguồn hàng đầy đủ và phong phú. Còn về giá cả các mặt hàng, tất nhiên chúng tôi sẽ vẫn phải điều chỉnh chứ giá đắt thì chẳng ai vào cửa hàng tiện lợi để mua cả.

* Với việc các cửa hàng tiện lợi sẽ mở cửa 24/24 mà ở Việt Nam thì sau 11 giờ đêm, những nơi vui chơi giải trí đều đóng cửa, đường phố sẽ vắng tanh, người ta sẽ ở trong nhà hết. Vậy các cửa hàng tiện lợi sẽ bán hàng cho ai vào thời điểm này?

- Ở Thái Lan, doanh thu của các cửa hàng tiện lợi chủ yếu là vào ban đêm nhưng đúng là ở Việt Nam thì khác. Tuy nhiên có những người có việc đi về khuya có thể ghé mua thứ gì đó. Cửa hàng tiện lợi không chỉ phục vụ những người đi chơi đêm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đang trong giai đoạn thăm dò thị trường.

oOo

Dù sao đây mới chỉ là dự định của các tập đoàn nước ngoài. Tuy nhiên, nếu cả 7-Eleven và 108 cùng nhảy vào kinh doanh ở Việt Nam, với kinh nghiệm dư thừa của họ thì khả năng thành công rất lớn, là một thách thức mới cho những "đại gia" kinh doanh hàng tiêu dùng trong nước.


Thứ Hai, 24 tháng 3, 2008

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008

Bangkok is hot

Bangkok đang rất nóng, chừng 36, 37 độ C. Tuy nhiên, tại một góc nào đó, nhiệt độ còn cao hơn, có lẽ là 99, 100 độc C. Hí hí












Ảnh: Aida Da Fotografr

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2008

The Love Of Siam

Cuối tuần và cũng là 8-3, tặng các bạn nữ 2 video clip dễ thương trong phim "The Love Of Siam" kủa Thái. Mấy bài này đang hot. Đây là bộ phim hay về tình yêu trai-gái, trai-trai (thiếu mỗi gái-gái là đủ bộ), tình cảm gia đình và bạn bè. Bộ phim khai thác nhiều góc cạnh tâm lý của một con người khi lâm vào những hoàn cảnh... chưa gặp bao giờ. Thích nhất nhân vật người mẹ luôn lo lắng cho chồng con, chịu đựng mọi đau khổ và tủi nhục.


Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2008

Tặng một người bạn đang buồn chán

Bài hày đang hot ở Thái, giai điệu rộn ràng vui tai!


Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2008

Người đàn bà giữ hương vị Việt




Madame Lý

Bài đăng trên Thanh Niên số Xuân Mậu Tý vừa rồi

Kể cũng lạ, có một nơi đang lưu giữ những hương vị cổ truyền của Việt Nam lại đang nằm trên đất Thái.


Vào một buổi chiều mùa hè, trên một đài phát thanh của Thái Lan, tôi tình cờ nghe được đoạn âm thanh quảng cáo về một nhà hàng Việt Nam ở Bangkok. Đại ý đoạn quảng cáo nói rằng: "Hãy tưởng tượng bạn đang lạc vào Sài Gòn trong những năm 1920 với những đồ ăn Việt, hương vị Việt... Hãy đến với Le Dalat".

Nơi lưu giữ hương vị thuần Việt

Và tôi đã không thất vọng. Không giống như các nhà hàng Việt Nam khác ở Bangkok, các món ăn Việt tại Le Dalat thật sự thuần Việt, hương vị không bị biến đổi để hợp khẩu vị của người bản địa. Những món truyền thống ở Việt Nam như chả giò, gỏi ngó sen, cá kho tộ, canh chua, bánh cuốn, bánh ướt, phở... đều có cả. Không lai Tây cũng chẳng lai Tàu, càng không có chút Thái nào hiện diện.

Các nhà hàng Việt ở Thái hay biến đổi hương vị để phù hợp với người bản địa. Thế rồi, người Thái cứ quen với hương vị đó, cho như vậy là ngon. Để đến khi sang Việt Nam, họ lại chê chính đồ ăn Việt ngay trên "sân nhà". Le Dalat giữ được hương vị nguyên thủy của đồ ăn Việt Nam mà vẫn đông khách. Đó là một điều kỳ diệu. Ngoài nội thất được bày biện sang trọng với những chiếc bình gốm cổ xa xưa, đồ ăn ở đây có thể nói là thuộc loại đắt ở Bangkok.

Thế rồi tôi cũng có cơ hội được "diện kiến" bà chủ đã hơn 90 tuổi. Mọi người quen gọi bà là Madame Lý, Madame Monique hay chỉ đơn giản là Madame. Bà thích mọi người gọi là dì cho trẻ. Bà là con một trong một gia đình thuộc loại giàu nhất miền Nam Việt Nam thời Pháp thuộc. Sinh ra đã là tiểu thư đài các trâm anh, được học trường Tây, được nhiều chàng trai theo đuổi, chiều chuộng, có người hầu kẻ hạ, đến giờ bà vẫn công nhận số mình sung sướng.


Món chả giò không thể thiếu trong thực đơn ở Le Dalat và chè bột phay - ảnh: Việt Phương

Lối kể chuyện của bà cùng giọng nói truyền cảm, linh hoạt hiếm thấy ở độ tuổi 90 gần đất xa trời làm tôi thực sự bị cuốn hút. Bà kể nhiều về cuộc đời mình, về những thăng trầm đã trải qua cũng như chuyện xây dựng quán xá. "Cuộc đời của dì chưa kết thúc đâu, đừng viết vội", bà tâm sự, "Có nhiều nhà văn, nhà báo ở New York xin phỏng vấn để viết sách về dì nhưng dì từ chối". Nói thật, để xin một cuộc phỏng vấn với Madame Lý cực khó. Thế rồi lần thứ hai đến quán, bà nhận ra tôi, nhớ tôi là ai và bắt đầu trò chuyện. Sau một hồi nói chuyện dông dài trên trời dưới biển, tôi thuyết phục được bà cho một cuộc phỏng vấn.

Hương vị Việt xưa bị "xâm thực"

Lạ là bà vẫn còn nhớ tốt đến ngạc nhiên. Bà kể vanh vách về đồ ăn Việt Nam cách đây gần cả thế kỷ.

Câu hỏi đầu tiên được đưa ra tại bàn ăn tối hôm đó lại không phải là của tôi, người đang đi phỏng vấn, mà lại là của bà. Madame Lý hỏi:

- Nè, con nói dì nghe thử coi. Sao bây giờ đồ ăn ở Việt Nam khác xưa nhiều quá. Hương vị ngày xưa giờ mất hết rồi.

Tôi không sống ở thời điểm xa xưa đó để có thể so sánh hương vị xưa và nay. Thế nhưng, có một chi tiết nhỏ tôi có thể so sánh được trong thời gian
mươi mười lăm năm trở lại đây. Đó là một số món ăn Việt giờ đây được người ta "sáng tạo" thêm thắt, biến đổi, pha trộn hương vị hay đặc sản của vùng này, vùng kia lại với nhau nhằm tạo cái lạ để thu hút thực khách.

Những bức ảnh của Madame Lý thời trẻ treo đầy trên các bức tường - Ảnh: Việt Phương

Madame Lý đưa món bún riêu cua ra làm ví dụ cho lời nhận xét của mình về sự biến đổi của đồ ăn Việt: "Tháng rồi dì có về Việt Nam chơi. Người ta dẫn dì đi ăn bún riêu cua. Nghe nói là ngon lắm. Bún riêu cua mà dì ăn có giò, có chả, có huyết. Ăn xong, người ta hỏi dì là có ngon không. Dì nói rất ngon nhưng cũng hỏi lại: Món mà con vừa cho dì ăn là món gì? Người kia trả lời là bún riêu cua. Dì nói đâu phải. Bún riêu cua đâu có như vậy. Đây là "bún riêu cua nhà giàu" rồi (vừa nói vừa cười tủm tỉm). Bún riêu cua "nhà nghèo" thì đơn giản lắm. Chỉ có bún, riêu cua, mà là cua đồng nghen, và cà chua mà thôi. Bún riêu cua thuần túy ăn vào có vị nhẹ nhàng, thanh đạm, chứ bún "nhà giàu" kiểu bỏ thêm giò, chả, huyết thì không phải là bún riêu cua hồi xưa rồi. Ngon thì ngon thật nhưng đó không còn là bún riêu cua".

Madame Lý nhận xét: "Đồ ăn Thái thì quá cay, quá mặn, đôi khi quá ngọt. Đồ Nhật thì lại nhạt. Nếu lấy đồ ăn Thái làm điểm trên cùng và đồ ăn Nhật làm điểm dưới cùng thì đồ ăn Việt ở giữa. Vị gì cũng có trong các món của Việt Nam, từ mặn ngọt, chua cay... nhưng tất cả đều vừa phải, nhẹ nhàng, dịu dàng và hài hòa". Bà nói tiếp: "Mà đồ ăn ở đây dì phải công nhận là mắc. Một dĩa bánh bèo có 6 cái nhỏ xíu, ăn không đủ no nhưng có giá tới 150 baht (khoảng 80.000 đồng). Tại sao lại như vậy? Thực ra đồ ăn của mình có thua kém gì đồ Tây, đồ Tàu đâu. Đồ ăn Việt cũng có giá trị của nó. Mình phải làm cho đồ ăn Việt Nam có thể ngẩng cao đầu tự hào. Với lại, đắt tiền cũng là để người ta trân trọng ẩm thực Việt Nam hơn".




Linh hồn Le Dalat


Là con độc trong một gia đình quyền quý cao sang thuộc hạng bậc nhất, có người ăn kẻ ở, chắc chẳng bao giờ Madame Lý phải động tay vào chuyện bếp núc? Tôi đánh liều hỏi: "Hồi xưa dì có nấu ăn ở nhà không?". Bà nheo mắt nhìn tôi cười tủm tỉm: "Hồi nhỏ, lúc 8 tuổi, có lần dì chơi nhảy dây ngoài sân, người làm bếp đưa đồ ăn ra cho dì nếm thử, hỏi là được chưa. Dì không nói lời nào. Chỉ gật hoặc lắc. Thế là người làm bếp biết đồ ăn vậy đã ngon hay chưa. Dì may mắn có được cái khả năng nếm đồ ăn ngon hay dở từ năm 8 tuổi. Lợi thế đó giúp dì rất nhiều về sau.



Món bánh xèo tại Le Dalat. Từ bột bánh đến nhân bên trong đều giữ được hương vị thuần Việt - Ảnh: Việt Phương

Đến năm 16 tuổi, khi một mình đi học ở Paris, vì thèm đồ ăn Việt Nam quá nên phải tự nấu. Ban đầu loay hoay mãi nấu không được. Nấu đến đâu đổ đi đến đó vì ăn không trôi. Lâu dần, nhờ vận dụng cái tài nếm đồ ăn của mình, dì biết cách nấu thế nào cho ngon, cho vừa miệng. Đến khi dạy cho đầu bếp người Thái nấu đồ ăn Việt, với vốn tiếng Thái ít ỏi, dì chỉ có thể nếm rồi nói họ biết là món này mặn quá, ngọt quá hay cay quá để họ tự điều chỉnh cho đúng. Chỉ đơn giản vậy thôi mà họ nấu được, nấu ngon".

Bài, ảnh: Việt Phương (VP Bangkok)