Thứ Hai, 30 tháng 10, 2006

Nói về "mất mát"




(Tặng thằng em trong lúc tâm trạng đang ngổn ngang. Cố mà lạc quan lên nhé! Yêu cầu mọi người không comment linh tinh nhé! Đây là bài viết nghiêm túc. Thanks! Image)

Chẳng có điều gây đau buồn nào là nhỏ bé cả: theo quy luật ngàn đời về sự cân xứng, chuyện đứa bé mất đồ chơi cũng ngang bằng chuyện nhà vua mất ngôi.

Mark Twain

Câu danh ngôn kia có lẽ đã quá dễ để hiểu rằng trên thế gian này không có mất mát nào gây đau khổ hơn mất mát nào. Đối với đứa trẻ con, ngoài đồ chơi ra, nó chưa biết đến thứ gì quý giá hơn thế. Vì vậy việc nó mất đồ chơi cũng gây đau khổ tột cùng như việc nhà vua mất ngai. Đối với nhà vua, ngai vàng vĩ đại làm sao. Nhưng nếu cũng như đứa trẻ con, khi nhà vua biết nhiều hơn, sở hữu nhiều thứ to lớn hơn thì liệu chuyện mất ngai vàng có được coi là mất mát to lớn nữa không?

Vậy là, cách mà chúng ta nhìn nhận sự mất mát đó như thế nào sẽ giúp chúng ta vượt qua hy gục ngã trước sự đau đớn. Nhưng cụ thể chúng ta phải nhìn nhận sự mất mát đó như thế nào. Hãy nghe câu chuyện sau đây:

Một lần, một bà mẹ đau khổ vì đứa con nhỏ vừa qua đời bước lại gần Đức Phật. Bà cầu xin Ngài ban phép mầu: Bà xin ngài cứu đứa trẻ sống lại khỏe mạnh. Đức Phật lắng nghe người đàn bà mất con này rồi bảo Ngài có thể thực hiện điều bà van xin nếu bà mang đến cho Ngài hạt cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ có người nào qua đời. Người mẹ đi mãi từ ngày này qua ngày khác để tìm gia đình như thế, và dĩ nhiên bà không thể tìm được. Cuối cùng, bà quay lại nói với Đức Phật rằng thần chết không chừa một ai. Đây là sự thật mà bà phải chấp nhận. Và nhờ chấp nhận sự thật, bà tìm thấy sức mạnh và sự khuây khỏa. Thông qua suy ngẫm về vòng sinh lão bệnh tử, bà nhận ra sự thông thái và giải thoát. Đây là diễm phúc có được kinh nghiệm và sự chín chắn về mặt tinh thần.

(Trích từ cuốn "Quên đi quá khứ, sống đời tự tại" của Đạt Lai Lạt Ma Surya Das)

Cuộc sống luôn tuân theo quy luật vốn có. Cái gì sinh ra rồi cũng đến lúc mất đi. Không riêng gì con người. Mọi sự vật, sự việc đều tuân theo chu kỳ đó. Đến khi chu kỳ kết thúc, ta có sự mất mát. Sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Ngay cả sự mất mát cũng không phải là vĩnh hằng. Sự mất mát sẽ kết thúc chu kỳ của nó khi nó không còn tồn tại trong nhận thức của chúng ta.

Mất mát là sự thật của cuộc đời. Đâu đâu cũng là phù du. Tất cả những gì chúng ta đang có rồi cũng mất đi. Vạn vật sinh ra, tàn lụi, và chết đi; các mùa trong năm đến rồi đi; mọi người quây quần bên nhau rồi cũng chia tay mỗi người một ngả. Ngay cả những nền văn minh và đế chế vĩ đại cũng sụp đổ và trở về cát bụi. Tất cả chúng ta đều sẽ chịu mất mát. Điều khác biệt là chúng ta đối mặt với những mất mát này như thế nào. Không phải những chuyện xảy đến cho chúng ta sẽ quyết định tính cách, kinh nghiệm, nghiệp chướng, hay số phận của chúng ta - mà là cách thức chúng ta liên kết với chúng. Đây là chân lý quan trọng. Nó cho phép chúng ta nắm giữ bản thân và cuộc sống của minh. Từ đây mở ra con đường giải thoát khỏi kiếp nạn và tiến tới tự chủ.

(Trích từ cuốn "Quên đi quá khứ, sống đời tự tại" của Đạt Lai Lạt Ma Surya Das)

Đôi lúc tôi nói chuyện với vài người trẻ hơn tôi vài tuổi, tôi thường khuyên họ "thờ ơ" với những chuyện bực dọc hay mất mát. Ở cái tuổi 18, đôi mươi, họ phải đón chịu những va chạm đầu tiên của cuộc đời. Họ không đạt được những điều mà họ từng mơ ước khi chưa vào đời và họ coi đó là sự mất mát trong cuộc đời. Họ bị mất việc. Họ chia tay với người yêu. Họ mất những điểm cao trong học tập. Họ tiếc nuối. Nhưng có đôi lần tôi nói với họ, như một người anh, rằng: "Sau này khi em vấp phải những thất bại lớn hơn, em sẽ thấy cái em vừa mất đi chả là gì cả". Rồi sau này đối mặt với những thất bại to lớn hơn trong công việc, những lo toan bộn bề trong gia đình, những nỗi đau khi bị mất cả một cơ ngơi, có lẽ họ sẽ nghĩ lại và ước ao được thay thế bằng những nỗi đau nhỏ nhỏ xưa kia. Nhưng cuối cùng, những nỗi đau to lớn mà họ đang gặp phải hiện tại rồi cũng chỉ là nhỏ bé và biến mất khi nó không còn tồn tại trong tiềm thức của họ nữa.

Cũng là một cách nhìn nhận sự mất mát, tôi lấy một ví dụ vui trước khi kết thúc bài viết này. Bình thường, sẽ là một trận cãi vã hoặc thậm chí là đánh nhau nếu hai người va chạm và gây tai nạn trên đường. Nhưng nếu vụ việc xảy ra khi mọi người đang cùng nhau đi trên đường reo hò cổ vũ đội tuyển quốc gia chiến thắng trong thi đấu thì lại khác. Người ta sẵn sàng đỡ nhau dậy và tiếp tục cuộc hành trình. Họ sẽ thoáng nghĩ tong đầu: "Xe hỏng ư? Ôi, chuyện nhỏ. Mai sửa là xong. Chân bị trầy xước ư? Bôi thuốc hết ngay ấy mà. Đang vui, quên chuyện đó đi. Tính sau".

Và nếu như mọi mất mát trong cuộc sống đều được ta nhìn nhận như một trạng thái tất nhiên của cuộc sống thì...

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2006

Bình đẳng giới




With mah sister @ Webster Haloween party 2006


Một buổi tối mùa đông ở Hà Nội, tôi cùng cậu bạn thân nhâm nhi cà phê ở một góc quán. Cậu ta than vãn chuyện tình yêu với tôi. Ôi, cái chuyện tình yêu muôn thửơ ấy có bao giờ hết chủ đề để nói. Ấy thế mà chẳng hiểu sao, nói tới nói lui thế nào mà lại quay ra chuyện bình đẳng nam nữ.



"Ôi, chả có chuyện bình đẳng nam nữ đâu ông ạ!", tôi nói ngay, "Làm sao có được khi mà phụ nữ luôn yêu cầu được âu yếm và chiều chuộng và khi mà đàn ông phải luôn nhường nhịn phụ nữ?"

Cậu bạn tôi cười phá lên đắc ý! Nhưng chúng tôi lại thắc mắc: "Bình đẳng giới là gì?" Chúng tôi quyết định gạt ngay những định nghĩa sang một bên vì dù sao thì chẳng có định nghĩa nào là chính xác tuyệt đối cả, kể cả từ điển. Mọi thứ đều là tương đối. "Bình đẳng giới", trước tình hình chị em "vùng lên" đòi có những "quyền lợi" như anh em, được hiểu một cách thô thiển và nôm na là "anh em" chúng tôi được làm gì thì "chị em" các cô phải được làm cái đấy.

Ôi, phụ nữ! Các bà các cô làm chao đảo bao nhiêu thành lũy trên thế giới này chưa đủ hay sao mà còn đòi hỏi này kia. Ôi, phụ nữ... Từ thì các cô cứ đá bóng, cử tạ, đấm bốc, đua xe, v.v... Có ai nói gì đâu nào. Các cô xăm trổ, hút thuốc, rượu bia cũng có kém gì anh em chúng tôi đâu.

Nhưng cớ sau mấy nghìn năm nay, đàn bà cứ phải làm đẹp, phải đẻ con, phải cho con bú, cứ thích nghe những lời nhẹ nhàng, ngọt tai trong khi đàn ông lại làm những việc nặng, đi đánh nhau, luôn che chở và bảo vệ cho phụ nữ?

Đó có phải là quy luật của tạo hóa? Chắc chắn rồi! Tạo hóa đã sinh ra Adam và Eva với những đặc tính như vậy! Mỗi người đại diện cho một giới và chính vì thế cuộc sống này đa màu sắc hơn. Thế mà "chị em" cứ đòi vùng lên để làm những điều mà "anh em" chúng tôi đang làm và bắt "anh em" chúng làm một số điều mà "chị em" cho là mình đang phải gánh chịu. Mang bầu chẳng hạn. Thôi thì "chị em" cứ muốn giao phó lại cái việc mang bầu cho "anh em" chúng tôi. Khổ! Anh em chúng tôi làm sao cho con bú được. Rồi các bà các cô cứ thử đi nghĩa vụ quân sự xem. Lăn lê bò toài một buổi chẳng khóc thét ấy chứ.

Tất nhiên, trong một xã hội hiện đại, tất cả mọi người đều bình đẳng và đáng được tôn trọng như nhau. Tùy vào khả năng của mỗi người, họ sẽ đóng góp cho xã hội một cách có ích nhất! Sự đòi hỏi về "bình đẳng" chẳng qua là nhu cầu được thể hiện và được tôn trọng. Ngày nay, để làm được điều đó không có gì khó. Vậy là ở đây không có khái niệm "bình đẳng giới" và chỉ có một khái niệm tồn tại lâu nay và sẽ tồn tại mãi mãi. Đó là "hợp lý về giới". Mỗi giới sinh ra đều có một thiên chức riêng và đừng cố thay đổi nó. Sẽ không bao giờ có chuyện "Khi đàn ông có bầu".

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2006

Trai trẻ không khoái vợ










Không hôn nhân, “chuyện ấy” vẫn dễ dàng


Với phụ nữ điều này còn cần bàn cãi, nhưng với cánh nam giới thì chắc chắn là không.


Các cô gái sẵn sàng cho “chuyện qua đường” nhiều nhan nhản, ở bar, vũ trường, thậm chí là qua Internet. Muốn “giăng lưới” các em đứng đắn thì có thể đến cơ quan, hay qua mối quen biết bạn bè v.v.


Tại sao phải lấy vợ nếu chỉ để thỏa mãn chuyện sung sướng?






“Sống thử” không mạo hiểm như “sống thật”



Đàn ông hưởng lợi nhiều từ việc có “vợ” nhờ sống thử hơn là kết hôn thật. Họ cho rằng chung sống trước là cách kiểm chứng hôn nhân rất tốt cho sau này.


Trong mắt họ, sống thử ít mạo hiểm hơn kết hôn nhiều. Hai người cùng chi trả sinh hoạt, cùng “yêu”, mà vẫn tự do thoải mái, không trói buộc và ít gánh nặng trách nhiệm.   


 


Tránh được nguy cơ ly hôn và phân chia tài sản


Không kết hôn thì không lo phải ly hôn và tài sản được bảo toàn. Tuyệt đại đa số các chàng trai cho rằng tài sản của họ sẽ “nguyên vẹn” nếu sống chung với một cô gái nào đó mà không kết hôn.


Phải chu cấp cho vợ cũ trong quá trình ổn định lại cuộc sống là viễn cảnh các chàng không muốn nghĩ đến một chút nào.


 


Không thích làm “bố trẻ con”


Đàn ông muốn có con muộn, chính xác là các chàng muốn làm bố khi mình đã chín chắn. Dù rất hiểu phụ nữ lo ngại vấn đề đồng hồ sinh học của nữ giới, đàn ông vẫn có thể ích kỷ nghĩ rằng “đó có phải vấn đề của mình đâu”.


Thêm nữa, nam giới càng không muốn bị những người phụ nữ thích kết hôn chỉ để sinh con dồn đến bàn thờ tổ tiên bắt làm lễ cưới.


 


Sợ trách nhiệm


Đàn ông sợ rằng hôn nhân sẽ kéo theo trách nhiệm và thay đổi. Cuộc sống độc thân thật tuyệt vời với những đêm tự do bên ngoài, thích gì làm nấy, không phải đưa tiền về nhà, không phát sinh gánh nặng tài chính. Tại sao phải đánh đổi tất cả chỉ để dán cái mác “đã có gia đình”?


 


Mỏi mắt tìm kiếm


Đàn ông chờ đợi người bạn đời hoàn hảo nhưng cô ấy chưa xuất hiện. Người bạn đời lý tưởng là người phụ nữ có thể chấp nhận chính con người của chàng mà không yêu cầu thay đổi.


 


Lẩn tránh thực tại


Nam giới phải đối mặt với vài áp lực xã hội khi kết hôn: các thủ tục cưới truyền thống, vấn đề tôn giáo, công việc, rồi ông bà thúc giục muốn có cháu bế v.v. Quá phức tạp với một anh chàng đang còn muốn tự do tự tại.


 


Với phụ nữ đã “một lần đò”


Trước đối tượng này thì các chàng càng “ngại”, đặc biệt khi nàng còn có con riêng nữa. Bởi xây dựng gia đình với nàng đồng nghĩa với đối mặt với xung đột rất có thể có với “tên” chồng cũ, và hơi rầy rà trong khâu làm quen với đứa nhỏ.


 


Vì bản lĩnh đàn ông


Họ muốn có nhà, kinh tế vững vàng trước khi lấy vợ. Tức là “làm chủ ngôi nhà” trước khi “làm chủ gia đình”, vậy sẽ tự tin hơn.


 


Ngại thay đổi


Đàn ông muốn sống độc thân càng lâu càng tốt. Họ đã quá quen với lịch trình hàng ngày của một gã chưa vợ, quá yêu quý mảnh trời riêng của mình và chưa sẵn sàng để ai đó bước vào làm tất cả xáo trộn.  


 


Huyền Anh Theo MSN


Thứ Ba, 24 tháng 10, 2006

Thành công là gì?




Tình cờ đọc được bài văn "gây xôn xao" cư dân mạng, Frankie xin đưa lên đây để chia sẻ cùng mọi người. Nhận xét và các nhìn nhận về cuộc sống của cô bé này có lẽ hơi già dặn so với tuổi nhưng ít ra, ngoài thành công là "gây xôn xao" cho mọi người, cô bé có một thành công khác, đó là, bài văn của em thật sự do em viết ra, tự kết cấu chứ không theo một khuôn mẫu hay chép từ các sách vở mà những học sinh khác hay làm. Hy vọng học trò Việt Nam sẽ có nhiều học sinh "tự viết lên những suy nghĩ của mình" như Hà Minh Ngọc. Một thành côn nữa của Hà Minh Ngọc đó là em đã khiến cho nhiều người sẽ cảm thấy tự tin và lạc quan hơn trong cuộc sống. Theo Frankie, so với độ tuổi của cô bé thì bài văn này đáng được 10 điểm, chứ không phải 9 điểm như cô giáo đã phê.


 


Đề bài:

Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em


Bài làm:

Bản chất của thành công


Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy giành chút thời gian để lặng mình suy ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ.


Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.







Lời phê của cô giáo dạy văn




Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất.


Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công.


Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?


Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì – hoãn mà thôi. Cuộc sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành công.


Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại. Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng liêng hơn thế?


Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha.


Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”. Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.


Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.


Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich - ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!


Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống  là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.


Hà Minh Ngọc

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2006

Khăn ăn, giấy ăn "ổ bệnh thơm mát"












Hình do Frankie chụp ở sân bay Nội Bài. "KHĂN THƠM DÙNG MỘT LẦN. Hẹn gặp lại!" Không hiểu do vô tình hay cố ý mà người ta lại in bao bì thế này. Nhưng đó cũng là lý do mà Frankie chia sẻ với các bạn bài viết sau đây. Cám ơn Hoàng Anh đã chia sẻ bài báo này trước.

 


Khăn ăn, giấy ăn "ổ bệnh thơm mát"


Thứ hai, 23/10/2006, 14:44 GMT+7

Có thể nói chưa bao giờ dịch vụ cung cấp khăn, giấy ăn đóng gói lại "ăn nên làm ra" như hiện nay. Bởi hầu như các nhà hàng, quán ăn, quán nước cho đến các điểm karaoke, massage, hớt tóc đều sử dụng khăn giấy lạnh đóng gói để phục vụ "thượng đế".


Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bề ngoài trông "thơm tho trắng sạch" là thế, nhưng thực chất chúng rất mất vệ sinh, thậm chí còn ẩn chứa bên trong một ổ vi trùng gây "bá bệnh"...


Câu chuyện "Truyền kỳ"...

 

Một lần đi dự tiệc sinh nhật của người bạn ở "làng nướng" NB khá lớn đường CMTT (Q. Tân Bình), chị Thuý Ngọc, ngụ đường Dương Bá Trạc (Q.8) đã "nôn ra mật xanh" vì chiếc khăn lạnh.


Do đi đường xa cộng với tiết trời oi bức, chị nhận chiếc khăn nhân viên nơi này mang ra phục vụ và không ngần ngại mở ngay bao nylon còn đầy hơi lạnh để lau mặt. Cứ tưởng sẽ được tận hưởng sự "thơm tho và mát lạnh" như thường lệ, thế nhưng khi vừa đưa chiếc khăn lên mặt thì chị Ngọc đã phải chạy thẳng vào nhà vệ sinh nôn thốc, nôn tháo vì mùi tanh khó chịu bốc ra từ chiếc khăn. Mọi người ngồi cùng bàn tò mò mở khăn ra xem thì... hỡi ôi "cả một vệt máu bầm đen còn in đậm trên khăn"!


Còn ông Nguyễn Bá Huy ở đường Mai Văn Vĩnh (Q.7) bức xúc kể lại, một lần về quê ở Trà Vinh đi ngang qua địa phận huyện Cai Lậy (Tiền Giang), ông cùng gia đình ghé vào quán nước ven đường nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp. Như mọi lần, sau khi chủ quán mang ra vài chiếc khăn lạnh, ông vớ ngay một cái "đập bốp" và đưa lên lau mặt thì phát hiện "có vết gì xanh xanh...". Nhìn kỹ thấy đích thị chúng là... "rỉ mũi". Đến nước này ông Huy đành phải ra lấy nước... sông để rửa mặt.


"Công nghệ" làm khăn lạnh


Để tìm hiểu "công nghệ" làm khăn lạnh, chúng tôi gọi đến số điện thoại ghi trên bao bì của một cơ sở cung cấp khăn, kèm theo tên quán lẩu dê ở Ngã Năm Chuồng Chó (Q. Gò Vấp). Trong vai người vừa mở quán nhậu ở Q.7 đang cần người cung cấp khăn để phục vụ cho khách, chúng tôi dễ dàng tiếp cận "lò" chuyên cung cấp khăn lạnh cho các quán ăn, nhà hàng ở đường  Vườn Lài (Q. Tân Phú).


Theo lời bà H, "lò" có khả năng cung cấp mỗi ngày khoảng 3.000 chiếc khăn, chúng tôi cứ tưởng rằng "lò" của bà rất lớn, song khi đến nơi mới thấy "lò" này chỉ là một căn hộ ẩm thấp, dơ bẩn rộng chừng 12m2, bên trong đặt kín máy giặt, máy đóng bao bì, khung kéo lụa và vô số thau chậu chứa đầy khăn bẩn bốc mùi hôi thối, xem lẫn mùi hoá chất (mùi xá xị), thuốc tẩy rất khó chịu... Mỗi mẻ hàng trăm chiếc khăn bẩn được trút vào chiếc máy giặt cũ kỹ kèm theo khoảng 100g bột giặt, ba nắp nước tẩy và vài muỗng hoá chất tạo thơm.


Khi máy giặt báo hiệu đã giặt xong, hai nhân viên mình trần, chân đất lấy khăn ra thau rồi không cần phơi nắng hay hấp tiệt trùng, cứ hai người một thau chất đầy khăn "đua" nhau xếp, bất chấp chúng đã sạch hay chưa và đóng gói, theo địa chỉ giao hàng. Mỗi chiếc khăn mang đi bỏ mối giá chỉ 300 đến 500đ, nhưng tại các quán, chúng được ướp đá cho lạnh và mang ra phục vụ khách với giá từ 1.000 - 2.000đ/chiếc. Kể ra, khăn lạnh tiện thật. Nó chỉ dùng để lau mặt, lau tay mà khi nó đã khá bẩn thì người ta vẫn có thể sử dụng nó cho việc lau... giầy.


Với mục đích mang lại cho người sử dụng sự thoải mái, vệ sinh trong những lúc ăn uống, đi đường gió bụi, giảm nóng bức... chiếc khăn lạnh thật sự cần thiết và hữu ích. Thế nhưng, với cách làm như trên chẳng khác nào đã tiếp tay, tạo "ổ" cho các loại vi khuẩn phát triển và truyền mầm bệnh cho người sử dụng.


Giấy vệ sinh "hành quân" lên bàn ăn


Trong khi ngồi chờ đồ ăn, anh bạn tôi xé gói giấy lạnh lau bát đũa. Nhưng lau đi lau lại vẫn không sạch, trái lại còn bẩn hơn vì càng lau bát đũa càng trơn và có bọt, lấy giấy thường thì dính toàn bụi nát ra từ miếng giấy. Chẳng còn cách nào khác, anh bạn tôi đành phải gọi chai nước suối để tráng...


Lần khác, tôi cùng gia đình đến ăn tại một quán lẩu khá nổi tiếng trên phố Láng Hạ, trên bàn ăn ngoài hai "đĩa" khăn giấy lạnh nhìn đã thấy mát còn có một hộp giấy ăn trông cũng rất vệ sinh. Khi bóc khăn giấy ra lau thì hỡi ôi ngoài mùi bạc hà thơm mát còn thoang thoảng thêm cái mùi gì đó... như mắm tôm. Giấy ăn để trong hộp trông sạch sẽ là thế nhưng mới cầm vào đã thấy mủn rơi ra trắng cả tay.


Anh bạn đi cùng nhanh miệng: "Đây là giấy mấy bà bán rong hay rao ấy mà. Giấy này dùng trong toillet còn không được nữa là dùng làm giấy ăn. Bẩn khủng khiếp!". Đúng vậy, so với giấy vệ sinh thì loại giấy này còn thua kém xa.


Thật ra, đây là giấy tái sinh dùng trong toillet, nhưng ngày càng nhiều quán ăn bình dân ham rẻ chuyển đổi công năng của nó. Họ mặc nhiên xem đây là một loại giấy sử dụng trên... bàn ăn. Chủ quán đặt mỗi bàn một cuốn để trong hộp và thực khách lấy ra để lau mọi thứ... Nhiều quán tiết kiệm còn mua loại giấy vệ sinh kém chất lượng màu xám, nâu hoặc màu trắng nhưng mặt giấy nhám, loang lổ tạp chất để cho thực khách dùng.


Loại sản phẩm này đang được bán tràn lan, giá rất rẻ. Cô bạn quê Bắc Ninh cho tôi biết: "Ở quê cô có khá nhiều cơ sở sản xuất loại giấy này. Giấy phế liệu sau khi thu gom được đem ngâm, quấy thành bột. Sau đó, pha các hoá chất và phụ gia như phèn, nhựa thông, phẩm màu, xút... để tẩy trắng. Tiếp đó, thứ hỗn hợp kia được cho vào đun nấu, đổ ra khuôn ép và sấy khô thành giấy ăn nơi các quán phở, quán nhậu hay dùng... Thấy làm một lần chắc về cũng chẳng dám dùng trong toillet chứ đừng nói để làm giấy ăn...".


Một bác sĩ Viện Da liễu cho biết: Những "ổ bệnh thơm mát" và các loại giấy ăn này là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi phát triển. Dùng khăn ướp lạnh tái sử dụng tại các hàng quán ăn để lau mặt là một trong những nguyên nhân gây lở rộp môi do virus herpes. Thậm chí nếu các cơ sở sản xuất cho vào giấy các loại hoá chất chống ẩm mốc rất có thể sẽ bị ung thư...


Theo Vân Tùng - Kim Thanh

tiepthi.gif

Thứ Bảy, 21 tháng 10, 2006

Beat of my heart




Trong một đêm cuối tuần yên ắng, lắng nghe "Nhịp đập trái tim" của cô ca sĩ kiêm diễn viên xinh đẹp Hilary Duff...



Nghe "Beat of my heart"


Beat of my heart


To the beat of my

To the beat of my

To the beat of my heart



I'm thinking about,

Letting it out.

I wanna give in,

I wanna go out.

Been looking around

I've finally found,

The rhythm of love,

The feeling of sound.

It's making a change,



The feeling is strange.

It's coming right back.

Right back in my range.

Not worried about anything else,

I'm waking up



To the beat of my,

To the beat of my,

To the beat of my heart.



[Chorus:]

The beat of my heart,

The beat of my heart,

The beat of my heart,

It tears us apart.

The beat of my heart,

The beat of my heart,

The beat of my heart,

Now I'm back to the start.

To the beat of my,

To the beat of my,

To the beat of my heart,



I'm up from my down.

I turn it around.

I'm making it back,

I'm not gonna drown.

I'm taking a stance.

I won't miss a chance.

I want you to see

I'm not scared to dance.



The way that you feel

Could never be real.

I want you to know I finished the deal.

So I'm sayin to you

I'll always be true.

To the rhythm inside,



To the beat of my,

To the beat of my,

To the beat of my heart,



[Chorus]



Away Away,

Away Away,

Away Away,

Away Away,

Away Away,

Away Away,

To the beat of my,

To the beat of my heart,

Away Away,

Away Away,

To the beat of my,

To the beat of my heart,



The beat of my heart,

The beat of my heart,

The beat of my heart,

It tears us apart,

The beat of my heart,

The beat of my heart,

The beat of my heart,

Now I'm back to the start,



[Chorus]



Away Away,

Away Away,

To the beat of my,

To the beat of my heart,

Away Away,

Away Away,

To the beat of my,

To the beat of my heart.


Thứ Năm, 19 tháng 10, 2006

Món quà muộn nhân ngày 20-10




Ảnh chụp em gái, chỉ mang tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung câu chuyện hehe

Xin lỗi các chị em vì Frankie gửi món quà này đến chị em hơi trễ chút xíu. Dù sao thì trễ vẫn hơn không, đúng không nào? Image Hì!

Mời các bạn ngh câu chuyện nhỏ sau đây nhé! Truyện này là chương trình đầu tiên của chuyên mục "Tâm sự đêm không ngủ" phát trên Radio Ngày Mới cách đây không lâu.

Click vào đây để nghe: http://www.travipmedia.com/tsdkn_phanlamchong.mp3

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2006

Lỗi bảo mật nghiêm trọng. Bạn có muốn tiếp tục không?




Critical security risk. Do you want to continue?


Xem poster khổ lớn ở đây!

http://www.travipmedia.com/Nhin_posterA3.jpg 


VÀO CỬA TỰ DO


Cộng đồng Sáng tạo Mekong

Chương trình Nghệ thuật trong Công tác Truyền thông 2006 của PETA do Quỹ Rockefeller hỗ trợ

Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam


Mekong Creative Communities

Art for Advocay Fellowship 2006 by PETA with the support of The Rockefeller Foundation

Vietnam Stage Artists Association


Vở kịch: NHÌN



Sản phẩm hợp tác của Sân khấu NhápSân khấu SaoSoong


A collaborative work of SameStuff Theatre and SaoSoong Theatre


 


Lời giới thiệu:


“NHÌN” là một tác phẩm sân khấu đa phương tiện (multimedia theatre) do hai nghệ sỹ Phan Ý Ly (Sân khấu Nháp) và Nut Nualpang (Sân khấu Saosoong) đồng sáng tạo và thực hiện. Vở sân khấu này ra đời với mục đích nâng cao sự hiểu biết và khuyến khích các bạn trẻ nhìn nhận về những ích lợi cũng như nguy cơ từ công nghệ internet. Công nghệ này cho phép người sử dụng được sống trong thế giới ảo, bộc lộ cá tính và thể hiện những gì mà thế giới bình thường không dễ dàng cho phép họ. Những ảo tưởng trên mạng internet có lẽ sẽ chẳng có gì đáng lo ngại nếu không có những phần tử lợi dụng sự mơ mộng và bất cẩn để tạo nên những hậu quả THẬT trên mạng ẢO. 


Trong khuôn khổ dự án “Nghệ thuật trong công tác truyền thông” do Sân khấu Giáo dục Philippine (PETA) khởi xướng với sự hỗ trợ từ Quỹ Rockefeller, “NHÌN” sẽ cùng các bạn trẻ tìm hiểu những vấn đề xung quanh mạng internet.


A witty piece collaborated by two artists SameStuff Theatre (Phan Y Ly) and Saosoong Theatre (Nut Nualpang), “NHIN” is a contemporary multimedia production depicting the world of cyber sex and information technology. Apt in its theme and setting, “NHIN” captured the urban and youthful story on sexuality and the hazards of the cyber world. It certainly encapsulates the essential discourse in this modern age form of interaction and the issues of body images and perception, done with crisp contemporary humor.


Under the Mekong Creative Communities - Arts for Advocacy Fellowship 2006 by PETA with the support of The Rockefeller Foundation, “NHIN” will travel with the young audience to explore today’s cyber issues.


Tóm tắt vở diễn:


Một người đàn ông lang thang trên mạng để tìm sự tiêu khiển. Anh ta tình cờ vào được một trang web kết bạn với nhiều hình ảnh quyến rũ của các cô gái. Qua trang web này, anh đã làm quen với một cô gái trẻ, xinh đẹp, dễ thương và rất hấp dẫn. Hai người chia sẻ những ký ức tuổi thơ và dành cả sự rung động cho nhau. Người đàn ông trong lúc không kìm chế được mình đã thốt ra những lời nói đụng chạm đến lòng tự trọng của cô gái và khiến cô bỏ đi. Người đàn ông bị bỏ mặc trong nỗi tương tư và sự ân hận. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?


A man wanders through the Internet looking for entertainment and finds a friendship website with many photos of attractive girls. Through this website he gets to know a young, beautiful lady. The two of them share childhood stories and begin to have feelings for each other. Through a slip of the tongue, the man expresses his desire in a way that offends the woman, causing her to log out. The man is left feeling guilty and sad. What will happen next?


Các vai:


Người đàn ông: Nut Nualpang

Người đàn bà: Phan Ý Ly


Những người thực hiện


Đạo diễn: Nut Nualpang

Ý tưởng và thiết kế đa phương tiện: Phan Ý Ly

Điều hành Sân khấu: Chertsak Pratumsisakorn

Điều khiển máy tính: Lưu Vĩnh Lộc

Chịu trách nhiệm kỹ thuật: Phạm Văn Đoàn

Thiết kế ấn phẩm: travipmedia.com

Giám đốc sản xuất: Karnpich-cha Pongkullapat

Điều phối phía Bắc: Nguyễn Hoài Thu

Điều phối phía Nam: Nguyễn Hồng Hạnh


LỊCH DIỄN

Schedule


HÀ NỘI


20:00 h   23.10.2006

Hội trường lớn, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền

Assembly  Hall, Academy of Journalism and Communication

Ðịa chỉ: 36 Xuân Thuỷ- Cầu Giấy - Hà Nội

 

9:00 h   25.10.2006

Hội trường nhà A, Trường Sân khấu Điện Ảnh

Assembly Hall, Building A, Academy Of  Theatre And Cinema

Địa chỉ: Mai Dịch - Cầu Giấy- Hà Nội


17:00 h   26.10.2006

Hội trường tầng 8, Nhà E, Trường ĐH KHXH & NV

Assembly Hall, 8th floor, Building E, The University of Social Sciences and Humanities

336 Đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội


TP HỒ CHÍ MINH


19:00 h   2.11.2006

Hội trường lớn, khu chính, Đại học Kinh tế

Assembly Hall, Main campus, University of Economic

39C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3


16:00 h   3.11.2006

Sân khấu Melbourne, Trường Đại học Quốc tế RMIT, Cơ sở Nam Sài Gòn

Melbourne Theatre, RMIT International University Vietnam, Saigon South Campus

702 Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Phường Tân Phong, Quận 7


19:00 h   6.11.2006

Hội trường lầu 6, Khu D, Đại học Ngoại ngữ Tin học TP HCM

Assembly Hall, 6th Floor, Compound D, University of Program Language and Information Technology

155 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Quận 10




Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2006

Điện thoại Nokia 'Vĩnh hằng'

Đội nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Nokia đã thiết kế thành công mẫu điện thoại có tên Vĩnh hằng. Điểm nhấn của model này là bàn phím cảm ứng trải trên toàn bộ bề mặt điện thoại.
















Image
Điện thoại Nokia Vĩnh hằng sẽ có 3 màu. Điểm chung về thiết kế của cả 3 model là đai Nokia bằng kim loại phân cách bàn phím và màn hình.

Image
Bình thường, bàn phím sẽ không hiện. Lúc này, cả chiếc điện thoại sẽ giống như một thứ đồ chơi lạ mắt.

Image
Ý tưởng thiết kế điện thoại Vĩnh hằng của Nokia giống như ý tưởng thiết kế "Chiếc hộp đen" của BenQ-Siemens. Hiện tại, người dùng chưa thấy được cái hay của thiết kế này, tuy nhiên, rất có thể các mẫu điện thoại trong tương lai sẽ lấy Vĩnh hằng hay Chiếc hộp đen làm mẫu.

Đức Thanh (theo Engadgetmobile)


Source: http://www.sohoa.net/News/Dien-thoai/2006/10/3B9AE598/

Ảnh đẹp trong tuần

Bộ sưu tập ảnh của các tác giả từ diễn đàn Photo.net sẽ làm cho ngày cuối tuần thêm sinh động và màu sắc. Phần lớn ảnh chụp ở đây đều sử dụng máy ảnh Nikon.












































Image

Trừu tượng. Tác giả: Juan Carlos Bretschneider.

Ảnh chụp bằng máy Nikon D200, ống kính Nikkor DX 18 - 70 mm. Chụp tại công viên Central, New York (Mỹ). 

Image

Cô gái Bali. Tác giả: Kenvin Pinardy.

Ảnh chụp bằng máy Canon EOS 30D tại đường Bali, thành phố Bali (Indonesia).

Image

Vùng đất kỳ diệu. Tác giả: Katja Faith.

Ảnh chụp bằng máy Nikon Coolpix 7900. Chụp tại thành phố Belgorod, Nga.

Image

Già - Trẻ. Tác giả: Normunds Laizans.

Ảnh chụp bằng máy Canon EOS 1DS Mark II, ống kính Canon 24 - 70 mm f/2.8L USM. Chụp tại thành phố Riga, Latvia.

Image

Lao động. Tác giả: Rarindra Prakarsa.

Ảnh chụp bằng máy Canon EOS Rebel XT, ống kính Canon EF 50 f/1.8 II. Chụp tại thành phố miền Đông Java, Indonesia.

Image

Thư giãn. Tác giả: Guillermo Morgana.

Ảnh chụp bằng máy Kodak Easy Share DX7630. Chụp tại thành phố Ixtlan, Mexico.

Image
Vĩnh biệt mùa hè. Tác giả: Jan Mlcoch.

Image

Chim đầu xanh. Tác giả: Denis Lauzon.

Ảnh chụp bằng máy Nikon D200, ống kính Nikkor 18 - 70 mm DX. Chụp tại Tadoussac, Canada.

Image

Tuổi già. Tác giả: Paolo Bergamelli.

Ảnh chụp bằng máy Nikon D200, ống kính Nikkor 35 - 70 mm f/2.8D. Chụp tại thành phố Ridanna, Italy.

Image

Nắng và gió. Tác giả: Botikario.

Ảnh chụp bằng máy Nikon D200, ống kính Nikon 18 - 200 mm f/3.5 - 5.6G ED - IF AF-S VR DX Zoom Nikkor.

L.C. (theo Photo)

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2006

Changed!




Sân bay Suvarnabhumi, sân bay mới của Bangkok

 


Qua Bangkok được mấy ngày, dần đã ổn định chỗ ở. cả ngày bận rộn với việc đi mua sắm và chuẩn bị giấy tờ cho văn phòng. Một ngày mất 60-90 phút đi tàu điện, taxi và xe 6 baht. Khổ! Nhà xa trung tâm cơ. Ở ga cuối của tuyến tàu điện nên mỗi lần đi đâu coi như là đi từ đầu thành phố đến cuối thành phố. Đi từ sáng đến tối mịt mới về đến nhà. Ăn cơm 1 chút thì đã 11h tối. Mệt chả muốn làm gì.


Hôm nay làm công việc của một thợ mộc. Đóng và lắp ghép 2 cái bàn vi tính. Mệt nhoài vì đi từ sáng. Nhưng vui vì đóng xong 2 cái bàn. Máy điều hòa trong phòng mình đã sửa xong. Vòi nước nóng cũng thế. Cái mạng máy tính thì vẫn ẩm ương. Ngày mai chắc sẽ dậy muộn vì đêm nay còn cả khối việc để làm.


Đang định viết cái gì mà quên béng mất rồi. À, hôm qua thằng Long sex bảo mình dạo này bị làm sao rồi. Nên refresh lại! Có lẽ. Chính mình cũng thấy dạo này mình làm sao ấy. Một dạo trêu thằng Long sex làm nó suýt chạy mất dép. Sorry mày nhé, thằng chó! Và còn làm cho một số đối tượng hiểu lầm mình nữa chứ!


Dạo này mình sống trơ trẽn, thực dụng, chả quan tâm đến ai. Dù là hình thức này hay hình thức khác. Nếu ai đó nghĩ mình quan tâm đến họ thì thực ra đó chỉ là sự tình cờ. Thời gian này mình dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Đến lúc chăm lo cho bản thân nhiều hơn rồi. Nhưng dù sao thì mình cũng hơi ích kỷ chút thôi, chưa thực dụng đến nỗi làm hại đến người khác.


Có lẽ cái tính ẩm ương hiện tại của mình xuất phát từ việc thay đổi môi trường sống quá nhiều và quá nhanh không? Chả biết nữa. Chỉ biết bây giờ xung quanh bốn bề là công việc. Chả còn thứ gì khác, kể cả bạn bè!


Oài, cứ nghĩ đến cảnh tiếp tục cuộc sống này mấy năm trời thì mình sẽ như thế nào nhỉ? Thôi, kệ, điểm xem tuần này và tuần sau mình sẽ có hoạt động "ngoại khóa" nào?


1. Rủ một ai đó đi cafe cuối tuần hoặc đi xem phim.


2. Học tiếng Thái.


3. Đi đâu đó chụp ảnh.


Oài, lại bắt đầu viết blog kiểu dài lê thê như bé 7 rồi.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2006

Chúng tôi là Trần Việt Phương




1981, 1985, 1986



Bắt đầu từ một ý tưởng khá "dở hơi" của một cậu bé sinh năm 1985 tên là Trần Việt Phương. Cậu ta cất công đi tìm những người có cùng tên Trần Việt Phương chỉ để xem có đặc điểm gì giống nhau và để thỉnh thoảng rủ nhau đi cafe, gọi tên nhau, loạn hết cả quán lên cho vui (trùng tên mà). Vậy là hội Trần Việt Phương đã có 3 thành viên. Một sinh năm 1986, một sinh năm 1985 và một sinh năm 1981 (là tôi). Năm sinh có lẽ là một cách để phân biệt nhau khi ghi vào danh bạ. Rắc rối cùng vì cái tên giống hệt nhau.



Sau một thời gian nói chuyện, chúng tôi phát hiện ra rằng 3 chúng tôi cùng tên và có cùng nhiều đặc điểm giống nhau, từ những thứ nghiêm túc nhất đến những thứ dở hơi nhất. Vì vậy hôm nay, một ngày sau Trung thu, chúng tôi quyết định họp nhau lại để cắt... bánh ăn thề... Image Sau đây là một số đặc điểm chung mà chúng tôi tổng kết được. Một số khác vì lý do tế nhị không thể nói ra hí hí...



1. Đẹp trai Image hí hí

2. Điệu (con trai mà điệu, khổ thế đấy)

3. Nhát gái Image (nhát nhất là thằng sinh năm 1985)

4. Thích chụp ảnh và được chụp ảnh Image (ôi 3 con ngựa)

5. Yêu thiên nhiên

6. Nhí nhảnh hơn so với tuổi

7. Có mắt thẩm mỹ

8. Không có gu âm nhạc cụ thể (thích gì nghe đấy)

9. Đều để một kiểu tóc... như cái nồi úp lên đầu

10. Rất ngoan... Image



Còn đây là thông tin về 2 thằng Trần Việt Phương kia:



1. Trần Việt Phương, 1986: Xem blog



2. Trần Việt Phương, 1985: Xem blog

Trung thu




Click vào đây để nghe "Chiếc đèn ông sao"

Sáng tác: Phạm Tuyên

Trình bày: bé Anh Tuấn và tốp ca




Hằng năm cứ vào rằm tháng Tám, bọn trẻ con lại xôn xao chuẩn bị cho Tết Trung Thu.


Hồi tôi còn bé xíu, cứ mỗi lần Trung Thu sắp đến, bọn trẻ con trong xóm lại cùng nhau chuẩn bị đèn lồng các kiểu, xe lon, kỳ lân,... Những chiếc đèn lồng làm thủ công đủ màu sắc, hình dáng. Nào gà, nào chó, nào thỏ, nào ông sao, xe tăng, đèn kéo quân v.v... Hồi đó tôi cũng như bao đứa trẻ trong xóm ước ao có cái đèn lồng hình con rồng vì đèn lồng kiểu này đắt tiền hơn hẳn các loại khác. Chỉ có đứa nào nhà giàu mới được bố mẹ mua cho đèn lồng hình con rồng. Tôi thì an phận với mấy đèn lồng hình con thỏ, con gà, con chó, nhìn thấy mà chán chết, hay có năm đỡ hơn là cái đèn lồng xếp nhưng cũng vẫn chán. Bố mẹ mua cho cái gì, tôi chơi cái nấy, cấm có được đòi hỏi. Con một cũng có sướng đâu. Có năm, mặc dù bố mẹ đã mua cho tôi đèn lồng hình con thỏ nhưng tôi vẫn quyết định lôi giấy màu, nẹp tre ra làm một cái đèn ông sao... nham nhở cho mình. Xấu thì xấu thật nhưng tôi rất khoái vì đó dù sao cũng là tác phẩm nghệ thuật của mình. Cũng có khi tôi bắt chước bọn trẻ trong xóm làm cái xe lon bằng lon sữa bò. Tối đến tôi cùng chúng nó cắm nến vào trong cái lon rồi đẩy đi. Cái lon được đẩy đi quay tít thò lò cộng với ánh sáng của nến ở bên trong tạo ra ánh sáng lấp loá như đèn xe công an hay xe cấp cứu. Mà cái trò này chỉ có bọn con trai mới chơi. Bọn con gái cho... bánh Trung thu nó cũng không thèm chơi hehehehehe...

Đêm trung thu đến, bọn trẻ xóm tôi lại tụ tập nhau lại thành một đoàn rất đông, cầm đèn diễu vòng quang xóm miệng hát vang các bài hát về Trung thu. Không khí trong xóm râm ran cả lên. Khi đã mệt mỏi, bọn chúng tập trung trước nhà tôi. Trước nhà tôi có cây mãng cầu nên bọn chúng tôi cùng tụ tập ở đấy, treo những chiếc đèn lồng lên rồi cùng nhau ngồi ngắm. Những ngọn nến lung linh trong những chiếc đèn đầy màu sắc làm bọn trẻ khoái chí cứ ngồi ngắm mãi không thôi. Thỉnh thoảng có một hai đứa khen đèn mình đẹp và chê đèn đứa kia xấu. Có khi thành cãi vã rồi đánh nhau. Trẻ con mà!!! Tan cuộc vui, đứa nào đứa nấy về nhà, cùng bố mẹ và gia đình phá cỗ. Bọn trẻ con vẫn khoái nhất chuyện này mà!

Mỗi mùa Trung thu đến là tôi chợt nhớ đến những kỷ niệm ngày xưa. Bây giờ nhà cửa mọc lên san sát, không còn chỗ để rước đèn Trung thu và hát vang những bài hát "tùng dinh dinh". Và những chiếc đèn lồng làm thủ công ngày xưa bây giờ cũng ít đi, thay vào đó là những chiếc đèn lồng... chạy pin của Trung Quốc với tiếng nhạc điện tử í éo nghe não cả lòng.

Người ta nói Trung Thu là tết của trẻ em nhưng riêng tôi, tôi muốn mình bé mãi để được sống với những kỷ niệm tết Trung thu ngày nào.



(Trung thu 2003)

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2006

Tránh sai lầm sau khi "xong việc"




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa Image





Qua khảo sát nhiều trường hợp sau khi đạt đỉnh điểm trong chuyện ấy thường muốn gì? Tất cả đều như có chung câu trả lời là ngủ một giấc. Thực tế nếu như vậy quả thực đã rất sai lầm.


Tâm lý chung của các nàng



Hoàn toàn bình thường khi chàng cực khoái xong sẽ kéo theo cơn buồn ngủ. Nhưng nếu khi "xong việc" mà chàng đã lăn ra ngủ ngay thì rất nhiều chị em sẽ cảm thấy tủi thân mà cho rằng, chàng thực ra chỉ chú ý đến mỗi việc để làm chuyện ấy mà không hề chú ý đến nàng.



Đây chỉ là lối suy diễn không đúng, bởi thực tế, chàng đâu phải là người như thế. Tuy nhiên, nếu chàng cứ vô tâm lặp đi lặp lại hành động này của mình sẽ vô tình chung gây áp lực cho nàng và chắc chắn sẽ mang đến cảm giác nhàm chán khi nàng nghĩ tới chuyện đó.



Những hành động giúp chỉ lối

1. Qua khảo sát ở nhiều nàng thì các nàng đều thú nhận rằng: sau mọi chuyện, dù mệt đến đâu, các đấng mày râu hãy choàng tay qua người nàng rồi có ngủ quên cũng chấp nhận được. Như thế, họ sẽ cảm thấy các chàng trở nên đáng yêu hơn và quan tâm đến họ hơn.



2. Chàng có thể chợp mắt ít phút nhưng khi tỉnh dậy đừng bao giờ quên hỏi nàng bằng những lời quan tâm như: Em khỏe không? Có thấy mệt không? Em đã khiến anh thấy thực sự hạnh phúc.... Đây tưởng như là những lời nói thừa nhưng thật ra lời nói chẳng mất tiền mua mà, bạn là người được lợi.



3. Dù không muốn hào hứng nói chuyện nữa, song nếu các nàng muốn giãi bày, thì các chàng nên chịu khó lắng nghe và nhớ đặt thêm câu hỏi để nàng trả lời. Như thế, bạn sẽ rất tuyệt trong mắt nàng đấy!



4. Nếu quả thật khi xong việc, chàng thấy mệt mỏi và kéo theo cơn buồn ngủ díu mắt. Lúc này, chẳng có điều gì phải ngại ngần, chàng hãy bộc bạch khéo để cho nàng hiểu được chàng. Điều này, sẽ khiến nàng cùng rúc đầu vào gối ngủ với bạn mà không hề thắc mắc điều gì cả.


Theo Lê Bích Nhị -

Sức Trẻ Việt Nam

Thứ Tư, 4 tháng 10, 2006

200 triệu euro cho tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội




Hệ thống tàu điện trên không ở Bangkok. Ảnh: Frankie.


Ngày 4/10, tại Paris đã diễn ra lễ ký kết Nghị định thư tài chính Việt - Pháp trị giá 200 triệu euro cho dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội. Tham dự lễ ký kết có bà Christine Lagarde, Bộ trưởng phụ trách Ngoại thương Pháp và ông Cao Viết Sinh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.


Hai bên đã ký Hiệp định thư tài chính Việt - Pháp trị giá 200 triệu euro nhằm tuyến đường sắt đô thị thí điểm tại Hà Nội, đánh dấu mối quan hệ hợp tác song phương được tăng cường từ 5 năm qua trong lĩnh vực này.


Tuyến đường sắt nội đô này sẽ có thể được khánh thành vào năm 2010, đúng dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.


Tuyến đường sắt đô thị thí điểm Hà Nội dài 12,5 km nối ga đường sắt trung tâm thành phố đến Nhổn. Ngay khi đưa vào khai thác, tuyến đường sắt này sẽ cho phép chuyên chở được 6.000 hành khách/giờ vào năm 2010. Công suất này sẽ được tăng lên 9.000 hành khách vào năm 2020 và 12.000 vào năm 2030.




Theo Lan Anh

tienphong.gif


*Dự kiến dự án này sẽ khởi công vào cuối năm nay

Biện minh hay nhận thức kém?




Frankie: Tiếp tục có những ý kiến trái ngược về các ca khúc "gây sốc". Từ lâu đã xuất hiện 2 luồng dư luận: 1 là phải cải cách lại ngay vấn đề quản lý và cấp phép ca khúc để sàng lọc những ca khúc kém chất lượng, 2 là cứ để như vậy vì tầng lớp người dân có trình độ thấp chỉ nghe được những ca khúc... trình độ thấp như thế. Vậy đây là sự biện minh cho trình độ sáng tác yếu hay thể hiện nhận thức văn hóa quá kém của nhạc sĩ?



Trích các ý kiến đăng trên Tuổi Trẻ và VietNamNet



Diễn đàn ca khúc “gây sốc”: "Mặc kệ người ta nói tôi...chợ"


TT - Diễn đàn vừa nhận được lá thư của nhạc sĩ trẻ Khánh Đôn - một trong các nhạc sĩ đang sáng tác loại nhạc "gây sốc" (chính là tác giả ca khúc Mặc kệ người ta nói).

Trước đó, luật sư Lê Quang Vy cũng gửi tới diễn đàn một bài viết về vấn đề ca khúc "gây sốc" này có vi phạm các qui định sáng tác của ngành văn hóa? Đây cũng là một khía cạnh được nhiều bạn đọc đề cập đến trong ý kiến gửi về... Xin giới thiệu cùng bạn đọc cả hai bài viết này để cùng suy nghĩ thêm.


Người sáng tác “nhạc chợ” lên tiếng


Kính gửi ban văn hóa văn nghệ báo Tuổi Trẻ


Tôi là nhạc sĩ trẻ Khánh Đôn và cũng là một độc giả của quí báo. Gần đây tôi có theo dõi nhiều kỳ báo viết về nhạc sốc hiện giờ. Tôi cảm thấy vui khi đọc được những ý kiến quan tâm của các độc giả trên cả nước đã có những ý kiến rất chân thành về loại nhạc mà quí báo đang đề cập đến - chính là loại nhạc mà tôi và một số nhạc sĩ đang sáng tác.


Tôi đã viết rất nhiều ca khúc cho rất nhiều ca sĩ trẻ hiện nay, trong đó có bài hát Mặc kệ người ta nói đã được diễn đàn đề cập.


Tôi rất trân trọng với ý kiến của nhà báo Trung Nghĩa (Tuổi Trẻ) và bạn đọc Thu Trang (TT ngày 28-9). Đó là những ý kiến chân thành mà tôi cũng như những nhạc sĩ trẻ hiện giờ sẽ tiếp thu để cố gắng hoàn thiện mình hơn.


Tôi xin có vài điều bộc bạch như sau:


Không phải tôi là người đại diện cho rất nhiều nhạc sĩ trẻ đang viết những bài hát được cho là “nhạc chợ”, dù rằng chẳng có ai trong rất nhiều nhạc sĩ đang viết dòng nhạc này nói ra ý kiến của mình. Tôi chỉ muốn nói lên cảm nhận của bản thân sau khi đọc những số báo vừa qua.


Thật sự thì nhiều năm qua và cho tới bây giờ chẳng một ai giải thích được rõ ràng thế nào là “nhạc chợ” và thế nào là “nhạc sang”, nhưng theo cách hiểu của nhiều người bây giờ thì những ca khúc có giai điệu giống nhạc Hoa và ca từ giống những lời nói thông thường của một người bình thường thì đó là... “nhạc chợ”. Còn những ca khúc có giai điệu và ca từ hơi bay bổng, cao siêu tí xíu... thì đó là “nhạc sang” (!). Mỗi người một cách định nghĩa và tôi tôn trọng tất cả ý kiến của mọi người. Nhưng tôi muốn nói ra những suy nghĩ của mình ở cương vị là một người thuộc thế hệ trẻ (năm nay tôi 23 tuổi) rằng tôi thấy vui khi đất nước mỗi ngày một phát triển, cuộc sống của người dân cũng mỗi ngày được nâng lên và cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới, nhu cầu thưởng thức văn hóa cũng thế mà phát triển. Và tôi thấy không có gì lạ khi hiện giờ có rất nhiều dòng nhạc đang được tồn tại và phát triển cùng một lúc. Không thể cho rằng loại nhạc này xứng đáng được tồn tại hay dòng nhạc này nên ngăn chặn... Chúng ta cứ thử nghĩ và thử hỏi ý kiến của tất cả mọi người, không thể nào một học sinh hay một sinh viên có thể chỉ nghe loại nhạc (tạm gọi là) “nhạc sang” và cũng không thể nào những anh chị, cô bác... giới trung niên có thể chỉ nghe loại nhạc (tạm gọi là) “nhạc chợ”.


Theo tôi, mỗi thế hệ, mỗi độ tuổi có một cách nghe và có loại nhạc dành riêng cho thế hệ của mình. Có những người khi nghe một ca khúc trẻ với những ca từ mà mỗi ngày họ được nghe còn chưa hiểu nữa huống chi là nghe những ca khúc với ca từ bay bổng, miên man mà ngay chính nhạc sĩ viết ra ca khúc đó... còn chưa hiểu.


Cứ thử đến bất kỳ một gia đình nào, bất kỳ một quán cà phê, một tiệm hớt tóc, một nhà hàng... tham quan xem phần đông công chúng đang lắng nghe loại nhạc nào?!


Đất nước ta đang trong thời kỳ mở cửa và tôi hi vọng mỗi người sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn về loại nhạc mà chúng tôi cũng như rất nhiều bạn thuộc thế hệ chúng tôi yêu thích. Bởi vì sao đi nữa thì đó cũng là những tâm tư, tình cảm mà chúng tôi muốn gửi đến người yêu nhạc qua những ca khúc của mình.


NHẠC SĨ KHÁNH ĐÔN





Định hướng thẩm mỹ nghệ thuật sẽ đi về đâu?


Quyền tự do sáng tác tác phẩm nghệ thuật của cá nhân được minh định tại điều 51 Bộ luật dân sự. Đây là quyền tự do nghiên cứu sáng tạo của cá nhân, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, do đó không ai được cản trở, hạn chế.


Song pháp luật cũng đã dự liệu những trường hợp không cho phép sáng tác các tác phẩm nghệ thuật có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; kích động bạo lực, gây hận thù giữa các dân tộc; truyền bá tư tưởng phản động, văn hóa đồi trụy, hành vi tàn ác, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục VN; xuyên tạc lịch sử... (khoản 1 điều 3 qui chế hoạt động biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Bộ VHTT, được ban hành kèm theo quyết định số 47/2004/QĐ - BVHTT).


Ngoài ra còn có một nguyên tắc quan trọng được qui định tại điều 8 Bộ luật dân sự, đó là nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp. Theo đó, phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước.


Thị trường âm nhạc trong thời gian qua đã có không ít ca khúc được viết ra với phần ca từ được công luận coi là “có vấn đề”, điều này đã làm các nhà quản lý văn hóa không khỏi băn khoăn khi thẩm định và cấp phép, bởi thực tế có những ca khúc về mặt pháp lý thì không vi phạm điều cấm song về mặt thẩm mỹ nghệ thuật, tính nhân văn, tính văn học trong ca từ thì quả là không thể chấp nhận.


Có thể nói ranh giới giữa qui định của pháp luật và qui chuẩn về khía cạnh thẩm mỹ nghệ thuật có một khoảng cách, do đó cơ sở pháp lý để không nên và không thể cho phép phổ biến những sản phẩm âm nhạc kém tính thẩm mỹ văn học là điều khá nhạy cảm đối với những đơn vị quản lý văn hóa. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại bất lực trước hiện tượng tràn lan những sản phẩm âm nhạc “tra tấn” ấy. Sẽ có người cho rằng những ca từ này không vi phạm qui định của Bộ VHTT song thực tế nó đã vi phạm pháp luật ở mức độ cao hơn, đó là vi phạm một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự, cụ thể là điều 8 nêu trên.


Không thể chấp nhận những con người được xã hội vinh danh gọi là nhạc sĩ, ca sĩ lại có thể sáng tác và biểu diễn những cái gọi là tác phẩm âm nhạc “rẻ rúng” như thế. “Mưa dầm lâu cũng lụt”, định hướng thẩm mỹ nghệ thuật, trình độ dân trí trong việc thưởng thức nghệ thuật sẽ đi về đâu nếu như từ những sân khấu ca nhạc, các hàng quán, thậm chí đến cả cơ quan ngôn luận như phát thanh và truyền hình vẫn cứ tiếp tục cho truyền bá những sản phẩm âm nhạc loại này?                            


LUẬT SƯ LÊ QUANG VY





Trí Hải: “Mặc kệ người ta nói tôi... chợ”


Image

Chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp bằng một live show rầm rộ tại CLB Lan Anh tháng 10-2004, nhưng phải đến hai năm sau Trí Hải mới được biết đến... Nhờ thành công từ bài hát Mặc kệ người ta nói, ca sĩ Trí Hải đã có những bước đi tiếp theo khá táo bạo...



* Trí Hải là một ca sĩ trẻ được học hành cẩn thận, sao lại chọn một bài hát có cái tên và ca từ... chợ thế?


- Nói thật, lúc đầu Hải không thích bài Mặc kệ người ta nói. Em gái cứ nói Hải hát đi vì rất dễ nghe. Mà em gái Hải lúc đó có 9 tuổi, Hải nghĩ với cái tuổi như thế biết gì mà ý kiến! Bản thân Hải nghe cái tựa đã thấy... rợn rồi! Hải nghĩ ngay đến việc mình hát bài này sẽ khó xin giấy phép lắm đây, nhưng khi quyết định chọn làm chủ đề album thứ hai và lên sở xin thử thì không bị cắt gì hết. Nghe câu đầu tiên đã có chữ “ngu” sốc lắm chứ. May mà “ngu” rồi “ngơ”, rồi “dại khờ”, cấp độ giảm dần và có vần có điệu nên đỡ... chối tai hơn. Mấy bài chợ dễ đi diễn lắm. Mặc kệ, người ta nói Trí Hải... chợ cũng được. Trí Hải thấy hát bài này rất bình dân và gần gũi. Hát ở đâu cũng được...


Theo VietNamNet



Theo bạn, cần làm gì với tình trạng ca khúc gây sốc như hiện nay?




Cứ để vậy đi, mấy người dưới nông thôn đâu nghe được nhạc cao cấp hơn

0


Tại sao không dùng chính âm nhạc để nâng cao thẩm mỹ và trình độ nghe nhạc của người dân nhỉ?

0


Cứ để tình trạng như vậy, xã hội dần dần sẽ có sự đào thải.

2





Sign in to vote

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2006

Cứ tưởng đàn ông thì...




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa với sự đồng ý của người mẫu. Hihi, chụp với Hạnh An ở Highland, Tí Cọ chụp.





Phụ nữ yếu đuối, cứ tưởng đàn ông thì không. Phụ nữ để ý chuyện vặt vãnh, cứ tưởng đàn ông thì chẳng đời nào. Phụ nữ lo lắng khi cơ thể... xuống cấp, mất đi sức hấp dẫn và bị bỏ rơi, ai biết đàn ông cũng thế?!


Có lẽ phe mày râu được bao bọc bởi lớp vỏ đàn ông lên họ phải tỏ ra mình là đàn ông. Thậm chí phải “gồng” lên để không bị... “Cái thằng ấy đàn ông mà như đàn bà!”.


Không khóc?


Tuyến lệ của đàn ông chẳng khác gì phụ nữ. Khi cuộc sống xảy ra những biến cố, họ cũng rơi nước mắt như ai. Tuy nhiên, cái sự khóc của người đàn ông không giống như đàn bà: Không bù lu bù loa, không động đâu khóc đấy, không gào thét khóc than để người khác biết mình đang... khóc!


Ngay từ khi mới lên ba, người đàn ông trong thân xác nhỏ bé ấy đã được người lớn xây dựng và khích lệ: Con trai không được khóc! Con trai phải mạnh mẽ! Và cái sự mạnh mẽ ấy được xem như là một thứ sĩ diện mà đàn ông cần phải giữ gìn và bảo vệ cho mình - ngay cả khi họ khóc thì nước mắt vẫn phải chảy... trong sự kìm chế thì mới ra dáng đàn ông!


Không sợ bị bỏ rơi?


Nếu bé gái khóc thét lên khi bị lạc bố thì bé trai cũng rấm rức rơi lệ khi còn lại một mình giữa phố. Nếu cô gái hụt hẫng khi bị người yêu bỏ rơi thì chàng trai cũng mất thăng bằng khi bị phản bội. Nếu người mẹ có cảm giác mất mát khi đứa con gái vừa đi lấy chồng xa thì người bố cũng thấy hoang vắng hơn, bữa cơm ít ngon hơn kể từ khi ông đồng ý gả con cho “nhà ấy”!


Biểu hiện sợ bị bỏ rơi rõ ràng nhất ở người đàn ông là khi họ có đứa con đầu tiên. Mặc dù anh ta cũng yêu thương con mình như cái cảm giác phải nhường “vị trí số 1” cho con trong mắt vợ khiến người đàn ông nhiều lúc cảm thấy khó chịu. Anh ta sẽ che dấu cảm giác sợ bị bỏ rơi của mình bằng cách hoặc tỏ ra yêu trẻ một cách quá mức hoặc không đoái hoài gì tới con. Hãy tinh tế nhận ra điều đó hỡi  những bà mẹ trẻ yêu chồng!


Ít mặc cảm, tự ti?


Đàn ông không bị ám ảnh họ là người vĩ đại, phải làm những việc vĩ đại và phải đạt được những điều vĩ đại. Nếu họ có một điều gì đó cảm thấy thua sút với kẻ khác thì sự tự ti mặc cảm càng “vĩ đại” gấp nhiều lần. Chẳng hạn, nếu người vợ leo tới chức trưởng phòng mà chồng chỉ là một nhân viên quèn thì chắc chắn có một lần chồng buột miệng: “Cô tưởng cô làm bà này bà kia là cô ngon lắm chắc?”


Sự tự ti mặc cảm không chỉ xảy ra khi chàng có một đối trọng sừng sững trước mắt để so sánh mà còn chính ngay những điều rất mơ hồ. Mỗi lần “yêu” nàng chỉ kéo dài có vài phút trong khi nghe đồn thiên hạ tới cả tiếng đồng hồ? Lo lắng, tự ti ngấm ngầm nên lúc nào cũng sợ bị cắm sừng. Người cao to, vạm vỡ nhưng “vũ khí” hơi nhỏ, hơi ngắn, hơi cong? Hoang mang cực độ nên có khi chàng áp dụng những phương pháp “trời ơi” để nó thành...đại bác mà đôi khi phải rước hoạ vào thân.


Có khả năng kiềm chế cao hơn phụ nữ?


Đàn ông thường dùng lý trí để xử lý công việc tốt hơn phụ nữ. Thế nhưng, có những khoản mà khả năng kiềm chế kém hơn chị em áo váy thướt tha. Chẳng hạn trong việc giải phóng lực lượng “tinh binh” trong cơ thể. Khi có nhu cầu, họ khó mà kiềm chế và sẽ tìm cách để thoả mãn.


Cố Bác sĩ Trần Bồng Sơn từng phát biểu một câu đại ý đàn ông là động vật bậc thấp, họ ăn tạp mọi thứ. Do vậy, nếu chàng rất yêu bạn nhưng lỡ có một lần ngoài luồng đừng quá sốc! Không phải anh ấy phản bội bạn mà có thể do anh ấy không thể điều khiển được cơ thể. Quan trọng là anh ấy có mang “áo mưa” không (dù ở thời điểm đó trời đang nắng chang chang)...


Chẳng bao giờ “Tám”?


Nếu nói có khả năng “tám” thì cho đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh được “ông tám”...yếu hơn “bà tám”. Tuy nhiên, một phần do số lượng từ ngữ mà người phụ nữ cần giải phóng trong ngày nhiều hơn đàn ông (khoảng 5000 từ)! Nên “ông tám” ít bị để ý và lên án hơn “bà tám”. Thử nhìn vào các quán nhậu hoặc các tụ điểm cà phê năng suất làm việc bằng mồm của quý ông cũng tỏ ra chẳng thua ai đấy chứ! Có điều, đàn ông dù “tám” cỡ nào cũng được xem là “tám một cách chính đáng” và không sinh chuyện như quý bà, qúy cô.


Không để ý chuyện vặt vãnh?


Thường thì đàn ông ít khi nói về những điều vặt vãnh, nhưng nếu đã là người hay để ý thì họ còn... chịu khó làm điều đó hơn cả đàn bà!


Họ thường ghi tất cả những gì xảy ra, từ việc lớn đến việc bé, miễn là liên quan đến đời sống của mình vào trong bộ não. (Đôi khi, họ cũng để ý cả những chuyện của người khác). Sau đó, họ phân tích và kết luận. Có điều, họ ít khi nói ra nên phụ nữ lại chủ quan về “chất đàn bà” trong họ.


Quý bà không tin thì cứ thử một lần...bê bối hoặc làm “bát cơm nguội” cứng còng khi cùng chàng ân ái xem, chắc chắn quý bà sẽ thấy “hắn” có thể hiện sự vặt vãnh đến chẳng ngờ!


Nhị Bi

Image (theo Mỹ Thuật)

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2006

Đã đến lúc phải mạnh tay???




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa và... không liên quan đến nội dung bài viết hehehe





*Trích các bài báo và ý kiến được đăng trên Tuổi Trẻ




Ca khúc "gây sốc": Thực trạng rùng mình

TT - 100% người được khảo sát trong đợt thăm dò của ban văn hóa - văn nghệ báo Tuổi Trẻ (*) đều cho biết họ đã từng "bị" nghe qua các loại ca khúc "gây sốc".


Ca khúc có tựa bài hát, ca từ, nội dung kém thẩm mỹ và tạo cho người nghe cảm giác sống sượng hoặc khó chịu đang nhiễu loạn trên thị trường âm nhạc hiện nay.


Chưa bao giờ như bây giờ, làng nhạc trẻ VN lại xuất hiện hàng loạt ca khúc có những tựa đề "đặc biệt" như: Miễn cưỡng không hạnh phúc, Dây dưa không bằng dứt khoát, Lắm mối tối nằm không, Cô ấy chọn anh không chọn tôi, Một lần nữa tôi bị lừa...


Nhiều bài tuy có nội dung tình cảm 'ba xu" nhưng xem ra nghe cũng vui tai vô hại. Song có những bài khác  rỉ rả ở khắp nơi đã khiến người yêu nhạc phải nổi gai ốc với những câu hát mà lịch sử tân nhạc VN xưa nay chưa từng xuất hiện như: "người ta cứ nói tôi yêu em là ngu, tôi yêu em là ngơ, tôi yêu em là khờ...", "sao em ép anh phải yêu em", "người tôi yêu chưa từng yêu tôi", "bấy lâu nay em đã lợi dụng anh", "do số tôi xui tôi không gặp may mới yêu phải người"...


Đợt khảo sát cho thấy 98% người dứt khoát không chấp nhận ca khúc “gây sốc”, 2% còn lại không ý kiến vì không quan tâm đến loại ca khúc này.


Ở câu hỏi lý do vì sao xuất hiện ca khúc “gây sốc”, có 43% người cho rằng do cơ quan quản lý văn hóa dễ dãi trong việc cấp phép phổ biến; kế đến là nguyên nhân các nhạc sĩ trẻ sáng tác chạy theo thị hiếu thấp (42%); ca sĩ mong nổi tiếng với các ca khúc “gây sốc” (31%); một bộ phận công chúng trẻ thích nghe loại nhạc “gây sốc” (25%) và một nguyên do nữa là thị trường quá thiếu vắng các ca khúc chất lượng (14%).


Tại diễn đàn âm nhạc lớn nhất của giới trẻ VN hiện nay YAN (yeuamnhac.com), thành viên có nickname là zet29tb đặt ra hai phân tích dẫn đến tình trạng nhạc “gây sốc” (công chúng còn quen gọi là "nhạc chợ", "nhạc mì ăn liền") là: 1. lỗi thuộc về khán giả, bởi " họ thích nhạc này => ca sĩ muốn hát => đặt hàng cho nhạc sĩ viết ra => số lượng ca khúc tăng => đi đâu cũng xuất hiện nhạc chợ. Và 2, lỗi thuộc về một bộ phận ca sĩ và nhạc sĩ tung ra các sản phẩm âm nhạc "chợ" đã làm lệch lạc thị hiếu thẩm mỹ của khán giả trẻ. Nhạc sĩ viết "nhạc chợ" => ca sĩ  hát "nhạc chợ" => khán giả trẻ nghe quen tai => nhạc sĩ và ca sĩ lại tiếp tục sáng tác "nhạc chợ" và cho đó là con đường mau nổi tiếng, chiếm chỗ trong lòng khán giả.


Cũng trên diễn đàn yeuamnhac.com, thành viên Votinh đã báo động "Bài hát chợ - nỗi buồn của âm nhạc VN" và bình luận về một ca khúc nhạc trẻ gây "đình đám" gần đây Cô ấy chọn anh không chọn tôi như sau: "Thử hỏi nếu là một người mê nghệ thuật, yêu văn chương, liệu với những lời lẽ nhảm nhí được sử dụng trong bài hát này có đáng để người nghe thừa nhận hay không? Nếu tôi là người sáng tác tôi sẽ tự hỏi mình trước khi tung bài hát này đến với công chúng rằng liệu mình có thật sự yêu âm nhạc?".


Thế nhưng ở thị trường âm nhạc manh mún và lộn xộn như hiện nay, các ca khúc “gây sốc” vẫn được tung ra ầm ĩ, thậm chí bị tắc ở khâu phát hành băng đĩa chính thức thì thoải mái đưa lên các mạng âm nhạc online. Giới trẻ dù thích hay không thích cũng đang ngày đêm bị "tra tấn" bởi những ca khúc nhạc Việt thượng vàng hạ cám mà giới phụ huynh nếu tình cờ nghe được chỉ có nước rùng mình thảng thốt...


TRUNG NGHĨA


(*) Đợt khảo sát tiến hành trong tháng 9-2006 với sự tham gia của 200 đối tượng sinh viên các khoa quản lý văn hóa, âm nhạc, sân khấu, văn hóa du lịch... Trường đại học Văn hóa TP.HCM.





Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc: một lỗ hổng lớn

Những giai điệu âm nhạc theo kiểu hát như hét, những ngôn ngữ âm nhạc theo kiểu “người đàn ông tham lam chính là anh”...  sẽ ngày càng lan tỏa một khi trong công chúng còn có một bộ phận không nhỏ chấp nhận chúng.


Theo tôi, nguyên nhân lớn nhất của tệ trạng này là lỗ hổng về giáo dục thẩm mỹ âm nhạc ở học đường. Giới trẻ từ hồi ở cấp II, cấp III đã không nhận được một nền tảng giáo dục thẩm mỹ tối thiểu để có thể tự định hướng cho mình về sau thì làm sao trách họ khỏi sa đà vào những cuộc chơi văn nghệ sống sượng, “gây sốc”. Chuyện giáo dục thẩm mỹ đang rất cần sự nhập cuộc chủ động của giáo dục học đường.


LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)





Diễn đàn ca khúc “gây sốc”: Sao em ép anh phải yêu em (?!)


TT - Ca từ của các ca khúc nhạc trẻ hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nhưng đáng ngại hơn, ngay từ những tiêu đề bài hát đã bộc lộ nhiều điều bất ổn...


Dài dòng


Kết cấu của một tiêu đề bài hát thường dài dòng như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh, Anh tin mình đã trao nhau một kỷ niệm, Anh không lo được gì cho em, Sao em ép anh phải yêu em, Bên nhau dù không còn cảm giác...


Phần lớn các tiêu đề ca khúc mang tính bình dân, đời thường, nó giống lời đối thoại hơn là tồn tại với tư cách tiêu đề của một ca khúc: Tại em mà tôi như thế, Chừng nào em về, Anh phải làm sao, Đừng để người ta buồn, Mặc kệ người ta nói...


Vay mượn


Tựa đề bài hát xuất hiện một số từ vay mượn như sorry trong Sorry anh yêu em hay Anh sorry, Katty trong Katty katty, OK trong OK em về đi. Việc một số từ nước ngoài ngày càng được sử dụng rộng rãi và tồn tại song song cùng với tiếng Việt đã làm cho bức tranh ngôn ngữ ngày càng trở nên sinh động. Thế nhưng có những trường hợp buộc phải dùng vì không có từ tương ứng hay tính tiện dụng của nó, còn với trường hợp tiêu đề bài hát, chúng ta có nhất thiết phải làm vậy?


Không rõ nghĩa


Một tiêu đề khác của một ca khúc cũng đáng quan tâm: Dằm trong tim. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, dằm là danh từ, là mảnh rất nhỏ và nhọn, tách từ gỗ, tre, nứa đâm vào da thịt hoặc chỗ, bề mặt để ngồi, nằm hay đặt vật gì. Dằm không có từ loại là động từ. Chỉ trong cách nói hằng ngày của người Việt người ta vẫn dùng nó với tư cách là một động từ, có nghĩa làm cho vật gì nát ra như dằm bơ...


Vậy nếu dằm trong tiêu đề bài hát sử dụng với tư cách là danh từ thì ý chỉ vết dăm nhỏ ở trong tim? Hình ảnh ẩn dụ nhằm làm nổi bật lên nỗi đau của một người như bị vết dằm đâm xé? Hay với tư cách động từ được sử dụng trong lối nói bình dân? Và chệch đi một chút về ý nghĩa là đè nén nỗi niềm xuống, cố gắng xua tan nó đi. Thế có phải ý của tác giả là dằn; dằn chứ không phải dằm? Cũng theo từ điển Hoàng Phê, dằn là động từ với nghĩa nén tình cảm, cảm xúc xuống và giữ không để cho bộc lộ ra; ví dụ: dằn lòng không nói gì.


Tính bạo lực


Dùng các động từ mạnh: ép, xé tan, tưởng, mặc kệ, về đi, cố quên... mang tính bạo lực và tồn tại thái độ tức giận. Gian dối, dại khờ hướng con người tới lối nghĩ cạn, tiêu cực, thể hiện một đời sống tinh thần không lành mạnh, lý trí không tỉnh táo; những từ cạm bẫy, tham lam cũng mang nặng tính chất chật vật, bon chen của cuộc sống, cái nhỏ nhoi và những cái xấu của cuộc đời.


Chính ngôn từ được sử dụng như vậy đã làm cho mảng tiêu cực của cuộc sống có đất để sống, nhưng tai hại hơn đất mà nó ký sinh là môi trường âm nhạc. Vô hình trung điều đó đã gieo vào lòng người nhiều bi quan, trăn trở, hoài nghi; mặc kệ toát lên vẻ bất cần, cố quên toát lên vẻ ủy mị.


Mâu thuẫn


Nghĩa trong một số tựa đề bài hát có kết cấu là câu rất mâu thuẫn, như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ không buồn nhưng sẽ khóc, vậy đó là nước mắt cá sấu? Không buồn thì làm sao có thể khóc? Hay việc khóc là do con người hoàn toàn có thể điều khiển theo ý muốn? Buồn và khóc là hai yếu tố tách biệt, không liên hệ đến nhau? Vậy hóa ra tình cảm của con người là do con người muốn thế nào sẽ có hình thù thế ấy chứ không phải xuất phát từ trái tim?


Hay một tiêu đề khác như: Không đau vì quá đau, không có một ý nghĩa nào trọn vẹn được nêu ra ở đây cả. Đau đến mức hết cảm giác?


Không tình yêu đẹp


Nhiều câu tỏ ra hồ nghi chính bản thân như Phải chăng tôi đã yêu hai người. Chỉ cần nói đến việc yêu hai người là đã gây nhiều phản cảm. Một tình yêu không chung thủy, một tình yêu thực dụng, không trong sáng, dễ thương vốn có?


Một số tiêu đề lại mang vẻ ủy mị như Cớ sao người hỡi, hỡi mang tính kêu than một cách thảm thiết. Rồi tình ra đi người chẳng muốn - chủ thể không làm chủ được tình hình, hoàn cảnh, sự chia ly, sự mất mát là hiển nhiên dù chủ thể không muốn. Người nghe nhận thấy sự mất mát nhưng lại không gợi chút xót xa, cay đắng. Tại em mà tôi như thế, dù thế nào đi nữa chỉ có thể là tựa đề bài hát cho những ca từ ủy mị, chán nản.


Sự đổ thừa lẫn nhau, sự phụ thuộc, không làm chủ được bản thân là điều thường thấy trong các tựa đề bài hát. Các tiêu đề ca khúc còn na ná nhau về nghĩa, chỉ loay hoay với đề tài tình yêu với đủ sắc thái: thương, hờn, giận, yêu đơn phương, yêu nhiều, yêu trong đau khổ, tình yêu không còn, sự chia ly, sự mất mát, sự hoài nghi, sự lo lắng, sự trách móc. Hầu như không có tiêu đề bài hát nào nói đến một tình yêu đẹp, một tình yêu mang màu sắc chung thủy, hạnh phúc...


Âm nhạc là gì khi không hướng con người đến cái đẹp và những điều tinh túy của cuộc sống. Tiêu đề bài hát chưa phải là cái có những nốt nhạc trầm bổng làm thăng hoa, nhưng đó là bộ mặt của một ca khúc, ít hay nhiều nó cũng phản ánh khiếu thẩm mỹ, tinh thần sáng tác của nhạc sĩ và mang lại cho người nghe xúc cảm lẫn yêu thương hay quí mến.


Tiếc thay một số tiêu đề bài hát nhạc trẻ quá thực dụng, bình dân và một số còn gây sốc. Việc định hướng ngôn ngữ cho việc sáng tác âm nhạc vì thế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


LÊ THỊ THU TRANG