Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2007

Đừng hốt hoảng với ngôn ngữ tuổi "teen"




Tuội teen Hà Thành. Ảnh mang tính minh họa. Ai thích hiểu kiểu gì thì hiểu. Thư ký & em Bùm



Đăng trên Thanh Niên Tuần San số ra ngày 3.8.2007

VIỆT PHƯƠNG (từ Bangkok)

Làn sóng blog du nhập vào nước ta từ hơn 1 năm trở lại đây. Các nhà ngôn ngữ học đang đau đầu về cách sử dụng ngôn ngữ của tuổi teen với muôn vàn tiếng lóng, tiếng đọc trại và thậm chí là các từ mới chưa bao giờ xuất hiện trong từ điển. Thế nhưng không chỉ đến khi blog, hay nói rộng hơn là internet, du nhập vào Việt Nam, tuổi "teen" mới sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ đến vậy. Không chỉ ở nước ta, Thái Lan hay một số nước phương Tây cũng đang đối mặt với hiện tượng này.

Bản thân từ "blog" (viết nhật ký trên mạng) cũng vốn không phải là một từ tiếng Anh chính thống. Nó xuất phát từ "web log", tức là những ghi chép trên trang web. Nếu viết liền 2 từ này lại thì nó sẽ được đọc như là "we blog" (chúng tôi blog). Kể từ đó "blog" nghiễm nhiên trở thành một động từ dùng để miêu tả hành động ghi chép hay viết nhật ký trên trang web. Không chỉ có từ "blog", từ khi điện thoại di động và các dịch vụ tán gẫu trực tuyến ra đời, giới trẻ cần có một cách để thông tin nhanh hơn và ngắn gọn hơn. Ở các nước sử dụng tiếng Anh, bạn đừng ngạc nhiên khi họ viết trong tin nhắn chữ "sk8board" thay vì viết đầy đủ là "skateboard" (ván trượt). Sở dĩ có sự viết tắt này là vì âm "ate" được phát ra nghe tương tự như "eight" (số 8). Chua hết, nếu tán gẫu trên internet với một "teen" Thái Lan, hẳn đôi khi bạn sẽ đau đầu vì không hiểu tại sao họ gõ một dãy 55555 trên màn hình. Số 5 trong tiếng Thái đọc là "ha". Bởi vậy 55555 có thể hiểu là "ha ha ha ha ha", một cách biểu hiện tiếng cười sảng khoái. Còn ở Việt Nam, bỏ sang một bên cái tiếng đọc trại mà lắm lúc ngay cả chính tuổi "teen" còn không thể hiểu nổi, giới trẻ cũng có nhiều cách vận dụng ngôn ngữ thú vị. Họ sẽ gõ trên màn hình chữ "3 em mới đi làm về" thay vì viết đầy đủ "Ba (bố) em...". Họ cũng viết "8 chút xíu đi" thay vì viết đủ "Tám (tán dóc, nhiều chuyện) chút xíu đi". Ngay cả từ "tám" cũng mới được sáng tạo trong thời gian gần đây.

Để liệt kê ra hết những ngôn ngữ tuổi "teen" thì e rằng phải viết ký sự dài kỳ mất. Tuy nhiên, trong khi các nhà ngôn ngữ ở Việt Nam đau đầu vì sự sáng tạo (đôi khi đi quá xa) của tuổi "teen" thì ở Thái Lan, các chuyên gia ngôn ngữ lại coi đây là một hiện tượng thú vị cần nghiên cứu. Theo họ, hiện tượng sử dụng ngôn ngữ của tuổi "teen" đang đặc biệt nở rộ trong thời gian này với sự giao thoa mạnh mẽ của các nền văn hóa mà trong đó, internet góp phần không nhỏ. Thậm chí, người Thái còn đang tính chuyện tập hợp một số ngôn ngữ tuổi "teen" để bổ sung vào từ điển. Ngoài việc tập hợp các từ ngữ mới, việc nghiên cứu ngôn ngữ tuổi teen cũng là cơ hội để các nhà quản lý hiểu thêm về sự chuyển biến trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Các nhà ngôn ngữ học của Thái Lan cũng khuyên các bậc phụ huynh không nên nó lắng quá về sự sáng tạo ngôn ngữ của giới trẻ ngày nay.

Tuy nhiên, ngôn ngữ tuổi "teen" thường bị quy kết là tiếng lóng vì nó chỉ được công nhận và được hiểu trong một bộ phận của xã hội. Cũng như ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học của Thái đã nỗ lực để tiếng Thái chính thống được sử dụng thay vì tiếng lóng. Thế nhưng họ nhận ra rằng thật sai lầm khi làm ngơ trước ngôn ngữ tuổi "teen". Đó cũng là một phần của lịch sử. Nó phản ánh một thời kỳ xã hội và nếu bỏ mặc nó, một phần lịch sử sẽ bị chìm vào quên lãng. Thật vậy, hiện nay ở Thái Lan, khi đọc lại những tài liệu cũ từ thời Vua Rama V (nửa cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20), người ta đã không thể hiểu được một số từ bởi những chuyên gia ngôn ngữ thời đó đã quên thu thập và truyền lại cho hậu thế. Vì vậy, một góc nhỏ của lịch sử đã bị mất đi. Ý thức được việc này, Học viên Hoàng gia Thái Lan đã bắt tay vào việc thu thập một số từ không chính thống và mới được giới trẻ "phát minh". Họ tin rằng sự thu thập này có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các dữ liệu phục vụ cho các nghiên cứu về ngôn ngữ trong tương lai. Các nhà ngôn ngữ học của Thái đã thu thập được khoảng 300 từ được tuổi "teen" sử dụng rộng rãi, nhất là ở thủ đô Bangkok.

Ngay cả một chuyên gia Thái Lan đang biên soạn cuốn từ điển mới cũng phải công nhận rằng hồi ông còn trẻ, tuổi "teen" lúc ấy cũng phát minh ra nhiều từ mới tuy rằng nó không nở rộ và nhiều như bây giờ. Thông qua việc nghiên cứu ngôn ngữ tuổi "teen", các chuyên gia Thái Lan phát hiện ra rằng, giới trẻ ngày càng sáng tạo hơn trong việc phát minh những từ mới. Đó không chỉ là sự sáng tạo đơn thuần mà điều đó phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ. Thay đổi như thế nào? Sự giao thoa của các nền văn hóa là một ví dụ mà trong đó, ngôn ngữ là yếu tố dễ thấy nhất. Giới trẻ ở Thái ngày nay ưa dùng những từ tiếng Anh và pha trộn nó với các từ tiếng Thái. Thế là những từ mới ra đời. Chúng nghe lạ tai và vui vui. Nó phản ánh sự thay đổi trong lối sống của giới trẻ và nhất là sự ảnh hưởng của tiếng Anh trong đời sống xã hội.Giới trẻ cũng phát minh ra các từ mới và sử dụng nó một cách thích thú vì bản chất của giới trẻ luôn muốn có một thứ gì đó mới mẻ. Việc sử dụng các từ mới phát mình cũng làm họ nổi bật hơn giữa một nhóm bạn. Thêm vào đó, việc các từ mới được phát mình rầm rộ và liên tục cho thấy giới trẻ Thái Lan ngày nay càng tự tin hơn và muốn thể hiện mình nhiều hơn. Không chỉ ở Thái Lan, điều này có thể cũng đúng với giới trẻ Việt Nam, nơi giới trẻ xưa nay vẫn quen với sự rụt rè và chưa dám thể hiện mình nhiều. Nói cách khác, ngôn ngữ tuổi "teen" ngày nay là một công cụ giúp giới trẻ tự khẳng định mình. Cách sáng tạo ra ngôn ngữ mới cũng phản ánh cách mà giới trẻ ngay nay suy nghĩ về một vấn đề như thế nào và lối suy nghĩ này thay đổi theo thời gian ra sao. Xã hội phát triển, giới trẻ càng có nhiều hoạt động để tham gia hơn. Đó cũng là lý do mà họ cần những từ ngữ mới để miêu tả các hoạt động đó. Tuổi "teen" sử dụng các từ mới này một cách vô tư và hoàn toàn không lo lắng về ảnh hưởng của nó. Đơn giản, họ chỉ dùng cho vui.

Các bậc phụ huynh thường khuyên con mình nên đối diện với khó khăn thay vì lẩn tránh nó. Ngôn ngữ tuổi "teen' có thể là một vấn đề đau đầu với người lớn nhưng thay vì trốn tránh, cách tốt hơn có lẽ là nghiên cứu nó để hiểu con cái mình hơn và cũng để thấy rằng không phải sự chuyển biến nào của giới trẻ cũng đáng lo ngại cả.

Việt Phương

9 nhận xét:

  1. Tem tem .. hí hí ... lần đầu tiên bóc tem anh ...

    Trả lờiXóa
  2. Em có nên là ng đầu tiên đi thu thập ngôn từ teen VN ko nhỉ ;;) Tự nhiên thấy có tý hứng thú ^^

    Trả lờiXóa
  3. Thế này mà dám bảo xì căng đan là lào? Điêu vật! Dạo này anh đi sâu vào quần chúng quá. Già rùi lo kiêm vợ đi, hem già hơn nữa là hem có ai thèm lấy đâu. hehe! Mà cái ảnh minh họa entry có cái chị gì có khuyên mũi đẹp chế nhỉ, nhìn iu gần chít é! hị hị!
    <--- sử dụng rất nhìu từ xì-tin. hê hê!

    Trả lờiXóa
  4. 555555 po tay anh.cho cai anh? cua pupa voi e la minh hoa thi kinh roi`.chon du'ng cai xau nua chua

    Trả lờiXóa
  5. Lại chả iu ^^ Mình cũng hâm mộ chị ấy lắm cơ, mình rất lấy làm hạnh fúc và hãnh diễn khi ngày ngaỳ mình đc thấy chị ấy :">

    Trả lờiXóa
  6. :)
    Bối rối quá...Em vẫn thích Ngôn Ngữ Việt Nam chuẩn hơn vì dễ đọc dễ Nhìn. mà AI cũng hiểu
    Ngày xưa cũng thích ngôn ngữ TEen lắm, nhưng bây h thấy rối mắt + sai lỗi chính tả :-ss---> Nên em Thôi ^^

    Trả lờiXóa
  7. Ngôn ngữ tuổi teen ngay trong bài viết nè ^ ^ : "...các bậc phụ huynh không nên nó lắng quá về sự sáng tạo..."

    Trả lờiXóa
  8. Anh Phuong cang ngay cang co nhieu bai viet gia tri! Co gang len nhe!!

    Trả lờiXóa