Thứ Hai, 30 tháng 10, 2006

Nói về "mất mát"




(Tặng thằng em trong lúc tâm trạng đang ngổn ngang. Cố mà lạc quan lên nhé! Yêu cầu mọi người không comment linh tinh nhé! Đây là bài viết nghiêm túc. Thanks! Image)

Chẳng có điều gây đau buồn nào là nhỏ bé cả: theo quy luật ngàn đời về sự cân xứng, chuyện đứa bé mất đồ chơi cũng ngang bằng chuyện nhà vua mất ngôi.

Mark Twain

Câu danh ngôn kia có lẽ đã quá dễ để hiểu rằng trên thế gian này không có mất mát nào gây đau khổ hơn mất mát nào. Đối với đứa trẻ con, ngoài đồ chơi ra, nó chưa biết đến thứ gì quý giá hơn thế. Vì vậy việc nó mất đồ chơi cũng gây đau khổ tột cùng như việc nhà vua mất ngai. Đối với nhà vua, ngai vàng vĩ đại làm sao. Nhưng nếu cũng như đứa trẻ con, khi nhà vua biết nhiều hơn, sở hữu nhiều thứ to lớn hơn thì liệu chuyện mất ngai vàng có được coi là mất mát to lớn nữa không?

Vậy là, cách mà chúng ta nhìn nhận sự mất mát đó như thế nào sẽ giúp chúng ta vượt qua hy gục ngã trước sự đau đớn. Nhưng cụ thể chúng ta phải nhìn nhận sự mất mát đó như thế nào. Hãy nghe câu chuyện sau đây:

Một lần, một bà mẹ đau khổ vì đứa con nhỏ vừa qua đời bước lại gần Đức Phật. Bà cầu xin Ngài ban phép mầu: Bà xin ngài cứu đứa trẻ sống lại khỏe mạnh. Đức Phật lắng nghe người đàn bà mất con này rồi bảo Ngài có thể thực hiện điều bà van xin nếu bà mang đến cho Ngài hạt cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ có người nào qua đời. Người mẹ đi mãi từ ngày này qua ngày khác để tìm gia đình như thế, và dĩ nhiên bà không thể tìm được. Cuối cùng, bà quay lại nói với Đức Phật rằng thần chết không chừa một ai. Đây là sự thật mà bà phải chấp nhận. Và nhờ chấp nhận sự thật, bà tìm thấy sức mạnh và sự khuây khỏa. Thông qua suy ngẫm về vòng sinh lão bệnh tử, bà nhận ra sự thông thái và giải thoát. Đây là diễm phúc có được kinh nghiệm và sự chín chắn về mặt tinh thần.

(Trích từ cuốn "Quên đi quá khứ, sống đời tự tại" của Đạt Lai Lạt Ma Surya Das)

Cuộc sống luôn tuân theo quy luật vốn có. Cái gì sinh ra rồi cũng đến lúc mất đi. Không riêng gì con người. Mọi sự vật, sự việc đều tuân theo chu kỳ đó. Đến khi chu kỳ kết thúc, ta có sự mất mát. Sẽ chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Ngay cả sự mất mát cũng không phải là vĩnh hằng. Sự mất mát sẽ kết thúc chu kỳ của nó khi nó không còn tồn tại trong nhận thức của chúng ta.

Mất mát là sự thật của cuộc đời. Đâu đâu cũng là phù du. Tất cả những gì chúng ta đang có rồi cũng mất đi. Vạn vật sinh ra, tàn lụi, và chết đi; các mùa trong năm đến rồi đi; mọi người quây quần bên nhau rồi cũng chia tay mỗi người một ngả. Ngay cả những nền văn minh và đế chế vĩ đại cũng sụp đổ và trở về cát bụi. Tất cả chúng ta đều sẽ chịu mất mát. Điều khác biệt là chúng ta đối mặt với những mất mát này như thế nào. Không phải những chuyện xảy đến cho chúng ta sẽ quyết định tính cách, kinh nghiệm, nghiệp chướng, hay số phận của chúng ta - mà là cách thức chúng ta liên kết với chúng. Đây là chân lý quan trọng. Nó cho phép chúng ta nắm giữ bản thân và cuộc sống của minh. Từ đây mở ra con đường giải thoát khỏi kiếp nạn và tiến tới tự chủ.

(Trích từ cuốn "Quên đi quá khứ, sống đời tự tại" của Đạt Lai Lạt Ma Surya Das)

Đôi lúc tôi nói chuyện với vài người trẻ hơn tôi vài tuổi, tôi thường khuyên họ "thờ ơ" với những chuyện bực dọc hay mất mát. Ở cái tuổi 18, đôi mươi, họ phải đón chịu những va chạm đầu tiên của cuộc đời. Họ không đạt được những điều mà họ từng mơ ước khi chưa vào đời và họ coi đó là sự mất mát trong cuộc đời. Họ bị mất việc. Họ chia tay với người yêu. Họ mất những điểm cao trong học tập. Họ tiếc nuối. Nhưng có đôi lần tôi nói với họ, như một người anh, rằng: "Sau này khi em vấp phải những thất bại lớn hơn, em sẽ thấy cái em vừa mất đi chả là gì cả". Rồi sau này đối mặt với những thất bại to lớn hơn trong công việc, những lo toan bộn bề trong gia đình, những nỗi đau khi bị mất cả một cơ ngơi, có lẽ họ sẽ nghĩ lại và ước ao được thay thế bằng những nỗi đau nhỏ nhỏ xưa kia. Nhưng cuối cùng, những nỗi đau to lớn mà họ đang gặp phải hiện tại rồi cũng chỉ là nhỏ bé và biến mất khi nó không còn tồn tại trong tiềm thức của họ nữa.

Cũng là một cách nhìn nhận sự mất mát, tôi lấy một ví dụ vui trước khi kết thúc bài viết này. Bình thường, sẽ là một trận cãi vã hoặc thậm chí là đánh nhau nếu hai người va chạm và gây tai nạn trên đường. Nhưng nếu vụ việc xảy ra khi mọi người đang cùng nhau đi trên đường reo hò cổ vũ đội tuyển quốc gia chiến thắng trong thi đấu thì lại khác. Người ta sẵn sàng đỡ nhau dậy và tiếp tục cuộc hành trình. Họ sẽ thoáng nghĩ tong đầu: "Xe hỏng ư? Ôi, chuyện nhỏ. Mai sửa là xong. Chân bị trầy xước ư? Bôi thuốc hết ngay ấy mà. Đang vui, quên chuyện đó đi. Tính sau".

Và nếu như mọi mất mát trong cuộc sống đều được ta nhìn nhận như một trạng thái tất nhiên của cuộc sống thì...

7 nhận xét:

  1. thnx anh zai vì cái entry này
    mọi việc đều là do cách nhìn nhận của mình thôi ... em giờ cũng đỡ căng thẳng hơn nhiều rồi ạ
    từ từ rồi gỡ mọi việc ra từng tí từng tí một vậy

    Trả lờiXóa
  2. theo em bài viết của bác vẫn chưa đề cập hết về "mất mát". ví dụ bác đưa ra là cậu bé mất món quà và vua mất ngôi thì được giải thích là sự mất mát về vật chất. Còn người mẹ mất con thì giải thích đó là quy luật tự nhiên. Vậy khi người ta mất đi một tình bạn hay tình yêu thì sẽ ra sao nhỉ :-?. Tình bạn và tình yêu không phải là vật chất, nhưng lại rất quý giá với mỗi chúng ta, không có mất mát nào lớn hơn có thể đem gia so sánh để làm lu mờ nó. Và nó cũng chẳng phải quy luật vì chẳng phải ai cũng phải trải qua sự mất mát này.

    Trả lờiXóa
  3. Frankie แฟรงกี้lúc 18:29 30 tháng 10, 2006

    @bin: Tình bạn và tình yêu rồi đến lúc cũng kết thúc chu kỳ của nó. Mà trên đời này không ai có thể tránh khỏi một lần mất đi bạn bè hay người mình yêu thương đâu :) Cứ ngẫm mà xem :)

    Trả lờiXóa
  4. ặc ặc, ý em đâu phải là họ chết đâu :-ss

    Trả lờiXóa
  5. đọc bên blog Tí rồi mò qua đây đọc bản chính! :D! Cho tui chôm mấy câu trong này!

    Trả lờiXóa
  6. trong cuộc sống sao tránh khỏi mất mát !!!! phải biết vượt lên thôi !!!!

    Trả lờiXóa
  7. thế mà chẳng tặng mình cái rì ngoài bài: "7 cách tán tỉnh phụ nữ". Cho bài đấy lên Blog đi anh zai! hehe! :D

    Trả lờiXóa