Thứ Hai, 6 tháng 4, 2009

Nữ tiên tri Vanga (Chương 2)

Chương 2:

Ngôi nhà của Vanga ở Petriơ thu hút rất nhiều khách. Điều gì đã dẫn họ tới đây? Một số người muốn nhờ người đàn bà thông tuệ chỉ giùm phương thuốc chữa chứng bệnh nan y, một số người khác nữa thì đến vì tò mò muốn tận mắt nhìn thấy Vanga… hàng ngày có lẽ đến hàng trăm người đến ngôi nhà ở Petritrơ…

Người dân Petritrơ đã quen từ lâu với việc quanh nhà Vanga luôn luôn có một đám mây vây quanh và họ không để ý đến những người này nữa. Người dân ở đây đã quen với cả Vanga lẫn những người khác của bà. Một nhà văn nổi tiếng, hình như là Đôxtôiepxki nói rằng con người là sinh vật có thể quen với mọi thứ. Vậy nên nếu bạn hỏi người dân Petritrơ. Vanga nổi tiếng của họ là ai: một nhà tiên tri hay một bà lang, thì chúng ta thường được nghe một câu trả lời bình thường: đó là một người đồng hương, hàng xóm của chúng tôi. Chỉ có thế thôi. Vanga sinh ngày 31 tháng 1 năm 1911 tại thành phố Xtrumitse ở Nam Tư trong một gia đình tiểu chủ. Bà thừa kế của người cha lực điền một sự dẻo dai đặc biệt trong công việc chân tay. Ngoài ra còn có cả các phẩm chất khác nữa như sự trung thực, yêu thích chính nghĩa, ghét sự lừa dối. Mẹ bà để lại cho bà bản tính vui vẻ, thích sạch sẽ.

Vanga bị đẻ non, lúc mới bảy tháng nên rất yếu, tai còn áp chặt vào đầu, các ngón tay ngón chân gần như cứ dính nhau. Chẳng ai dám nói là cô bé sẽ sống được. Người ta quấn tã cho bé rồi lại cuộn thêm một tấm da lông ấm áp. Do ở vùng đó có phong tục chưa vội đặt tên cho đứa bé nếu nó ít có hy vọng sống nên cô bé không có tên trong một thời gian. Phong tục đặt tên cũng rất đặc sắc. Thông thường bà của đứa trẻ ra đường và đề nghị người đàn bà gặp đầu tiên nói lên một cái tên. Bà của cô bé yếu ớt cũng làm như vậy. Người đàn bà được hỏi nói: “Hãy gọi nó là Anđrômakha”.

Hồi đó ở Xtrumitse nhiều người có tên Hy Lạp như vậy, nhưng người bà không thích cái tên quá kêu. Bà tiếp tục đứng cạnh cửa và đợi người đàn bà tiếp theo đi qua. Người ấy nói: “Đặt cho đứa bé tên gì ấy à? Chẳng cái tên nào nghe đẹp hơn là Vangelia nữ thần báo điềm lành. Một cái tên Hy Lạp tuyệt vời. Cứ đặt cho cháu gái của bà cái tên Vangelia”.

Thế là cô bé có tên – Vangelia, Vanga…Liệu cha mẹ cô bé lúc đó có biết ai đang trong tấm da cừu không nhỉ? Chắc không.

Panđe Xurơtrep, cha của Vanga coi việc cày cuốc là sứ mạng của mình. Nhưng tai họa là ở chỗ người nông dân ít được hưởng cái hạnh phúc, đơn giản là chăm sóc lúa mì trên cánh đồng yên tĩnh của mình. Hôm nay họ làm việc, ngày mai đã ra chiến địa. Đã bao thế kỷ như thế rồi – Panđe cũng đi du kích chiến đấu chống quân xâm lược Thổ Nhĩ Kỳ. Ông không gặp may nơi chiến trận, trong một trận đánh, ông bị bắt và bị kết án tù chung thân trong nhà giam. “Ieđi Kule”. Nhờ có cuộc cách mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 1908 mà Panđe và những người bạn của ông mới thấy lại tự do và trở về nhà.
Nhưng những người thân của Panđe đều đã chết. Cha mẹ ông mất khi ông còn ngối trong nhà tù “Ieđi Kule”, một người em trai không rõ biến đi đâu. Làm gì đây? Ông nghe nói ở Xtrumitse người ta đang chia đất và nhà do quân Thổ bỏ lại. Ông quyết định lập nghiệp ở đó.
Người ta cho ông một căn phòng trong một ngôi nhà cũ kỹ nằm ở rìa thành phố. Nhà tồi tàn, đất đai xấu. Nhưng hương vị ngọt ngào của tự do làm say sưa những người dân ở đó. Nghèo mà vui – đó là tâm trạng của họ.

Panđe sống hòa thuận với những người hàng xóm của mình. Ông ở độc thân một thời gian rồi gặp được một cô gái dễ thương, thanh mảnh như cây sậy, khéo tay vàvui tính là Paraxkeva. Họ cưới nhau và sống rất hạnh phúc. Và năm 1911, Vangelia qua đời.

Vanga cứng cáp dần lên. Nhưng tai họa lại ập đến. Ba năm sau, Paraxkeva chết trong lần sinh nở thứ hai. Panđe đau khổ tuyệt vọng. Lại còn thêm cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất bùng nổ. Panđe bị động viên vào quân đội Bungari. Vanga được một người hàng xóm tốt bụng tên là Axanisa đón nuôi. Ba năm chiến tranh, cha của Vanga bặt tin. Hàng xóm cho rằng Vanga giờ đây hoàn toàn trơ trọi trên đời, nhưng vào một ngày tuyệt đẹp, Panđe trở về nhà, gầy kinh khủng, chỉ còn xương với da nhưng hoàn toàn lành lặn.

Hai cha con lại tiếp tục sống trong căn phòng xưa. Nhưng thời buổi khó khăn đã đến. Lúc đó Vanga đã bảy tuổi. Panđe hiểu rằng cô bé thiếu bàn tay săn sóc dịu dàng của người mẹ. Cần phải tìm cho nó một người mẹ. Nhưng ai mà chịu lấy một người đàn ông nghèo lại còn đèo bòng thêm một đứa bé?

Đến cuối đại chiến. Chính quyền ở Xtrumitse chuyển sang tay người Xecbi. Nhiều binh lính và sĩ quan Bungari giải ngũ về buộc phải từ bỏ quê hương. Cả Panđe cũng muốn đi vì giờ đây dân phố buộc phải nói và viết bằng tiếng Xécbi. Nhưng đi đâu được với đứa con bé bỏng? Panđe đành ở lại.

Cuối cùng Panđe cũng lấy được vợ. Hồi đó, chính quyền Xécbi ra một mệnh lệnh mang dáng dấp của thời Trung Cổ: tất cả phụ nữ có quan hệ với binh lính và sĩ quan Bungari phải rời khỏi Xtrumitse cùng với toàn thể gia đình. Một trong những cô gái xinh đẹp nhất thành phố tên là Tanke – người yêu của một sĩ quan Bungariđã bị bố mẹ cho Panđe để tránh việc gia đình bị đuổi khỏi Xtrumiste một cách nhục nhã. Tanka cảm thấy vô cùng bất hạnh mặc dù Panđe là một người chồng tốt và hay lam hay làm. Nhưng người ta có câu: mãi cùng thành yêu. Trường hợp này cũng vậy: Panđa yêu vợ và Tanka cũng trở thành nữ chủ gia biết chăm lo và là người mẹ dịu dàng đối với Vanga.

Những ngày hạnh phúc bắt đầu. Panđe chăm chỉ lao động và đất đai của ông dần lên tới 10 hécta. Vào mùa, ông đã phải thuê thêm người làm. Người ta bắt đầu gọi ông là ngài Panđa.

Nhưng ngày vui ngắn ngủi chẳng tày gang. Giông tố lại nổi lên, chính quyền Xácbi đặt mục đích biến càng nhiều dân thành người Xácbi càng tốt. Những người dân Bungari trở thành đối tượng bị khủng bố. Panđe bị bắt, đất đai của họ bị tịch thu. Gia đình bị bần cùng hóa.

Khi Panđe ra tù trong tình trạng bbị đánh đập dã man thì vợ ông đang quằn quại trong cơn đau lúc sinh nở. Đức con trai sinh ra được đặt tên là Vaxin. Đó là năm 1922, Panđe đi chăn cừu cho dân mấy làng xung quanh. Người chăn cừu và tá điền, những kẻ bần cùng trong xã hội. Panđe sống như thế cho đến cu%E1??c đời.

… Năm 1923, gia đình Panđe chuyển sang làm chỗ người anh trai của Panđe tên là Koxtađina. Ông này giàu có, cưới được vợ giàu nhưng vẫn không có hạnh phúc vì không có con. Biết em trai gặp chuyện khó khăn, ông gợi cả gia đình em đến ở với mình để cùng làm ăn.

Bắt đầu một cuộc sống mới. Là đứa bé lớn nhất, Vanga, lúc đó 12 tuổi, có nhiệm vụ hàng ngày lùa ừu ra bãi rồi chở từ đó hai thùng sữa về nhà.

Vào một ngày hè Vanga cùng hai cô bé khác trở về làng, rẽ xuống một con suối để uống nước. Tự nhiên một trận cuồng phong nổi lên. Trời tối sầm lại, cơn gió khủng khiếp bẻ gẫy cả cành lớn cuốn chúng đi cùng bụi đất. Các cô bé khiếp đảm bị gió quật ngã, riêng Vanga thì bị bốc bay trên cánh đồng. Trận cuồng phong kép dài trong bao lâu, chẳng ai biết cả. Khi gió lặng, hai cô bé vừa khóc vừa chạy về nhà. Một tiếng đồng hồ sau người ta mới tìm thấy Vanga bị cành cây và cát bụi vùi kín. Cô bé gần phát điên vì sợ và vì đau, đôi mắt đầy bụi như bị kim châm không tài nào mở ra được nữa.

Cha mẹ cố gắng chữa cho Vanga, nhưng vô hiệu. Họ nhờ đến các thầy lang nhưng chẳng còn hy vọng. Mắt của Vanga bầm máu, mí mắt sưng húp. Biết những thầy thuốc địa phương không thể giúp gì được, cha của Vanga đưa con trở lại thành phố Xtrumiste để tìm một bác sĩ giỏi. Ông bị cắn đứt bởi ý nghĩ là việc ông chuyển đến làng mới đã làm Vanga bị mù mắt.

Một bác sĩ nhãn khoa đã khám cho Vanga và nói rằng tình trạng đôi mắt rất xấu và quá trình viêm nhiễm đang tiến triễn rất nặng nề, cần phải có nhiều tiền, và phải đi Bangrát. Gia đình đã làm mọi cách để có được 500 lêva. Hầu như tất cả đồ đạc đều bị bán. Panđe vay thêm một ít tiền, tổng cộng tất cả được hừng nửas ố tiền cần có, mà thời gian mổ đã đến gần.

Hôm trước ngày hẹn mổ, Vanga được gửi đi cùng với một người hàng xóm tương đối giàu có đi thăm con trai. Panđa đàng phải bấm bụng ngồi ở nhà để khỏi tiêu lạm vào số tiền dành cho việc chữa bệng con gái.

Bác sĩ Xavich mổ cho Vanga nổi giận trước số tiền ít ỏi mà người ta đưa cho ông. Ông tuyên bố: “chỉ khi nào mang đủ số tiền đến tôi mới mổ”. Nhưng rồi ông ta cũng chạy chữa cho cô bé.

Trở về từ Bengrát, Vanga nhìn thấy mờ mờ. Bác sĩ dặn trước là để giữ được thị mực, Vanga cần được ăn tốt, giữ vệ sinh và yean tĩnh. Dĩ nhiên lời dặn dò này không thể nào thực hiện được. Năm 1924, gia đình Penđa có thêm một con trai là Tome, Panđe lang thang làm thuê kiếm tiền nuôi vợ con, Tanka làm việc đến kiệt lực ngoài đồng còn Vanga lo việc nhà và trông hai em trai.

Sự thiếu thốn , điều kiện sống lao khổ đã xóa sạch kết quả của sự chữa bệnh không mấy nhiệt tâm, ít lâu sau, Vanga mù hoàn toàn và lần này là vĩnh viễn.

Vanga tuyệt vọng, cô bé khóc ròng suốt mấy ngày đêm và cầu nguyện chúa Trời, nhưng chẳng có phép màu đến cả. Nhiều tháng sau, Vanga vẫn không tài nào quen được với việc mình trở thành gánh nặng cho cả gia đình. Những người quen ái ngại cho tình cảnh của họ đã khuyên Panđe tìm một trại người mù để gửi Vanga. Người cha bất hạnh cũng thấy cần phải như vậy.

Năm 1926, một trại mù báo tin họ sẵn sàng nhận Vanga. Năm đó Vanga 15 tuổi.

Trong trại người mù ở thành phố Demun, tất cả đều mới mẻ và tuy có hơi đáng ngại một tý nhưng thú vị.

Những trẻ em đến đây lập tức được moặc bộ quần áo học sinh rất nghiêm nghị. Váy nâu và áo sơ mi cổ lính thủy. Lần đầu tiên trong đời, mái tóc sẫm của Vanga được tỉa ngắn đi. Cô thẹn thùng nhưng cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Cô rụt rè lướt tay trên làn vải mới, và cảm thấy mình như một nàng công chúa vì cô chưa bao giờ được ăn mặc đẹp như vậy.

Chế độ trong trại rất nghiêm túc. Trước giờ ăn trưa, học sinh được học chữ nổi Lui Brain giành cho người mù, học các môn văn hóa và học nhạc. Vanga rất có năng khiếu âm nhạc nên chẳng bao lâu đã chơi được dương cầm.

Sau đó là những giờ học thực hành. Những trẻ em mù này được học cách đăt các đồ vật theo đúng vị trí của chúng, bày bàn ăn, dọn dẹp nhà cửa. Đó là những việc đơn giản đối với người sáng mắt, còn những người mù cần phải học “nhìn” bằng tay, phát triển sự nhạy cảm và độ mềm dẻo của các ngón tay. Vanga học mọi thứ dễ dàng. Các thầy cô giáo luôn hài lòng về cô.

Ba năm trôi qua như một cái chớp mắt. Từ một đứa trẻ gầy gò, Vanga trở thành một cô gái thanh tú, gương mặt gầy của cô tỏa ra sự yên tĩnh và hài lòng. Thỉnh thoảng gương mặt đó cũng bừng lên một niềm vui thầm kín nào đó. Trong số học sinh củ trại có chàng trai trẻ tên là Đimitơ. Vừa nghe giọng nói của anh, Vanga đã đỏ mặt sung sướng, trái tim cô đập rộn ràng vừa lo âu, vừa sung sướng trong lồng ngực. Chàng trai cũng phân biệt giọng nói của Vanga. Cả hai người đều cảm thấy hạnh phúc khi họ ở bên nhau. Đến một hôm, Đimitơ ngỏ lời yêu với Vanga. Bố mẹ Đimitơ giàu có họ cũng tán thành tình cảm của đôi trẻ.

Hàng ngày ròng rã Vanga cố hình dung mình trong vai cô dâu. Chiếc áo trắng và vòng hoa tinh khiết. Cô lặng đi vì hạnh phúc. Lãnh đạo trại đã gửi thư thông báo cho Panđe biết về quyết định của Vanga và Đimitơ và mọi người đợi lời chúc phúc của ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét