Thứ Hai, 2 tháng 10, 2006

Đã đến lúc phải mạnh tay???




Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa và... không liên quan đến nội dung bài viết hehehe





*Trích các bài báo và ý kiến được đăng trên Tuổi Trẻ




Ca khúc "gây sốc": Thực trạng rùng mình

TT - 100% người được khảo sát trong đợt thăm dò của ban văn hóa - văn nghệ báo Tuổi Trẻ (*) đều cho biết họ đã từng "bị" nghe qua các loại ca khúc "gây sốc".


Ca khúc có tựa bài hát, ca từ, nội dung kém thẩm mỹ và tạo cho người nghe cảm giác sống sượng hoặc khó chịu đang nhiễu loạn trên thị trường âm nhạc hiện nay.


Chưa bao giờ như bây giờ, làng nhạc trẻ VN lại xuất hiện hàng loạt ca khúc có những tựa đề "đặc biệt" như: Miễn cưỡng không hạnh phúc, Dây dưa không bằng dứt khoát, Lắm mối tối nằm không, Cô ấy chọn anh không chọn tôi, Một lần nữa tôi bị lừa...


Nhiều bài tuy có nội dung tình cảm 'ba xu" nhưng xem ra nghe cũng vui tai vô hại. Song có những bài khác  rỉ rả ở khắp nơi đã khiến người yêu nhạc phải nổi gai ốc với những câu hát mà lịch sử tân nhạc VN xưa nay chưa từng xuất hiện như: "người ta cứ nói tôi yêu em là ngu, tôi yêu em là ngơ, tôi yêu em là khờ...", "sao em ép anh phải yêu em", "người tôi yêu chưa từng yêu tôi", "bấy lâu nay em đã lợi dụng anh", "do số tôi xui tôi không gặp may mới yêu phải người"...


Đợt khảo sát cho thấy 98% người dứt khoát không chấp nhận ca khúc “gây sốc”, 2% còn lại không ý kiến vì không quan tâm đến loại ca khúc này.


Ở câu hỏi lý do vì sao xuất hiện ca khúc “gây sốc”, có 43% người cho rằng do cơ quan quản lý văn hóa dễ dãi trong việc cấp phép phổ biến; kế đến là nguyên nhân các nhạc sĩ trẻ sáng tác chạy theo thị hiếu thấp (42%); ca sĩ mong nổi tiếng với các ca khúc “gây sốc” (31%); một bộ phận công chúng trẻ thích nghe loại nhạc “gây sốc” (25%) và một nguyên do nữa là thị trường quá thiếu vắng các ca khúc chất lượng (14%).


Tại diễn đàn âm nhạc lớn nhất của giới trẻ VN hiện nay YAN (yeuamnhac.com), thành viên có nickname là zet29tb đặt ra hai phân tích dẫn đến tình trạng nhạc “gây sốc” (công chúng còn quen gọi là "nhạc chợ", "nhạc mì ăn liền") là: 1. lỗi thuộc về khán giả, bởi " họ thích nhạc này => ca sĩ muốn hát => đặt hàng cho nhạc sĩ viết ra => số lượng ca khúc tăng => đi đâu cũng xuất hiện nhạc chợ. Và 2, lỗi thuộc về một bộ phận ca sĩ và nhạc sĩ tung ra các sản phẩm âm nhạc "chợ" đã làm lệch lạc thị hiếu thẩm mỹ của khán giả trẻ. Nhạc sĩ viết "nhạc chợ" => ca sĩ  hát "nhạc chợ" => khán giả trẻ nghe quen tai => nhạc sĩ và ca sĩ lại tiếp tục sáng tác "nhạc chợ" và cho đó là con đường mau nổi tiếng, chiếm chỗ trong lòng khán giả.


Cũng trên diễn đàn yeuamnhac.com, thành viên Votinh đã báo động "Bài hát chợ - nỗi buồn của âm nhạc VN" và bình luận về một ca khúc nhạc trẻ gây "đình đám" gần đây Cô ấy chọn anh không chọn tôi như sau: "Thử hỏi nếu là một người mê nghệ thuật, yêu văn chương, liệu với những lời lẽ nhảm nhí được sử dụng trong bài hát này có đáng để người nghe thừa nhận hay không? Nếu tôi là người sáng tác tôi sẽ tự hỏi mình trước khi tung bài hát này đến với công chúng rằng liệu mình có thật sự yêu âm nhạc?".


Thế nhưng ở thị trường âm nhạc manh mún và lộn xộn như hiện nay, các ca khúc “gây sốc” vẫn được tung ra ầm ĩ, thậm chí bị tắc ở khâu phát hành băng đĩa chính thức thì thoải mái đưa lên các mạng âm nhạc online. Giới trẻ dù thích hay không thích cũng đang ngày đêm bị "tra tấn" bởi những ca khúc nhạc Việt thượng vàng hạ cám mà giới phụ huynh nếu tình cờ nghe được chỉ có nước rùng mình thảng thốt...


TRUNG NGHĨA


(*) Đợt khảo sát tiến hành trong tháng 9-2006 với sự tham gia của 200 đối tượng sinh viên các khoa quản lý văn hóa, âm nhạc, sân khấu, văn hóa du lịch... Trường đại học Văn hóa TP.HCM.





Giáo dục thẩm mỹ âm nhạc: một lỗ hổng lớn

Những giai điệu âm nhạc theo kiểu hát như hét, những ngôn ngữ âm nhạc theo kiểu “người đàn ông tham lam chính là anh”...  sẽ ngày càng lan tỏa một khi trong công chúng còn có một bộ phận không nhỏ chấp nhận chúng.


Theo tôi, nguyên nhân lớn nhất của tệ trạng này là lỗ hổng về giáo dục thẩm mỹ âm nhạc ở học đường. Giới trẻ từ hồi ở cấp II, cấp III đã không nhận được một nền tảng giáo dục thẩm mỹ tối thiểu để có thể tự định hướng cho mình về sau thì làm sao trách họ khỏi sa đà vào những cuộc chơi văn nghệ sống sượng, “gây sốc”. Chuyện giáo dục thẩm mỹ đang rất cần sự nhập cuộc chủ động của giáo dục học đường.


LÊ NGUYỄN (Tân Phú, TP.HCM)





Diễn đàn ca khúc “gây sốc”: Sao em ép anh phải yêu em (?!)


TT - Ca từ của các ca khúc nhạc trẻ hiện nay có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Nhưng đáng ngại hơn, ngay từ những tiêu đề bài hát đã bộc lộ nhiều điều bất ổn...


Dài dòng


Kết cấu của một tiêu đề bài hát thường dài dòng như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh, Anh tin mình đã trao nhau một kỷ niệm, Anh không lo được gì cho em, Sao em ép anh phải yêu em, Bên nhau dù không còn cảm giác...


Phần lớn các tiêu đề ca khúc mang tính bình dân, đời thường, nó giống lời đối thoại hơn là tồn tại với tư cách tiêu đề của một ca khúc: Tại em mà tôi như thế, Chừng nào em về, Anh phải làm sao, Đừng để người ta buồn, Mặc kệ người ta nói...


Vay mượn


Tựa đề bài hát xuất hiện một số từ vay mượn như sorry trong Sorry anh yêu em hay Anh sorry, Katty trong Katty katty, OK trong OK em về đi. Việc một số từ nước ngoài ngày càng được sử dụng rộng rãi và tồn tại song song cùng với tiếng Việt đã làm cho bức tranh ngôn ngữ ngày càng trở nên sinh động. Thế nhưng có những trường hợp buộc phải dùng vì không có từ tương ứng hay tính tiện dụng của nó, còn với trường hợp tiêu đề bài hát, chúng ta có nhất thiết phải làm vậy?


Không rõ nghĩa


Một tiêu đề khác của một ca khúc cũng đáng quan tâm: Dằm trong tim. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, dằm là danh từ, là mảnh rất nhỏ và nhọn, tách từ gỗ, tre, nứa đâm vào da thịt hoặc chỗ, bề mặt để ngồi, nằm hay đặt vật gì. Dằm không có từ loại là động từ. Chỉ trong cách nói hằng ngày của người Việt người ta vẫn dùng nó với tư cách là một động từ, có nghĩa làm cho vật gì nát ra như dằm bơ...


Vậy nếu dằm trong tiêu đề bài hát sử dụng với tư cách là danh từ thì ý chỉ vết dăm nhỏ ở trong tim? Hình ảnh ẩn dụ nhằm làm nổi bật lên nỗi đau của một người như bị vết dằm đâm xé? Hay với tư cách động từ được sử dụng trong lối nói bình dân? Và chệch đi một chút về ý nghĩa là đè nén nỗi niềm xuống, cố gắng xua tan nó đi. Thế có phải ý của tác giả là dằn; dằn chứ không phải dằm? Cũng theo từ điển Hoàng Phê, dằn là động từ với nghĩa nén tình cảm, cảm xúc xuống và giữ không để cho bộc lộ ra; ví dụ: dằn lòng không nói gì.


Tính bạo lực


Dùng các động từ mạnh: ép, xé tan, tưởng, mặc kệ, về đi, cố quên... mang tính bạo lực và tồn tại thái độ tức giận. Gian dối, dại khờ hướng con người tới lối nghĩ cạn, tiêu cực, thể hiện một đời sống tinh thần không lành mạnh, lý trí không tỉnh táo; những từ cạm bẫy, tham lam cũng mang nặng tính chất chật vật, bon chen của cuộc sống, cái nhỏ nhoi và những cái xấu của cuộc đời.


Chính ngôn từ được sử dụng như vậy đã làm cho mảng tiêu cực của cuộc sống có đất để sống, nhưng tai hại hơn đất mà nó ký sinh là môi trường âm nhạc. Vô hình trung điều đó đã gieo vào lòng người nhiều bi quan, trăn trở, hoài nghi; mặc kệ toát lên vẻ bất cần, cố quên toát lên vẻ ủy mị.


Mâu thuẫn


Nghĩa trong một số tựa đề bài hát có kết cấu là câu rất mâu thuẫn, như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ không buồn nhưng sẽ khóc, vậy đó là nước mắt cá sấu? Không buồn thì làm sao có thể khóc? Hay việc khóc là do con người hoàn toàn có thể điều khiển theo ý muốn? Buồn và khóc là hai yếu tố tách biệt, không liên hệ đến nhau? Vậy hóa ra tình cảm của con người là do con người muốn thế nào sẽ có hình thù thế ấy chứ không phải xuất phát từ trái tim?


Hay một tiêu đề khác như: Không đau vì quá đau, không có một ý nghĩa nào trọn vẹn được nêu ra ở đây cả. Đau đến mức hết cảm giác?


Không tình yêu đẹp


Nhiều câu tỏ ra hồ nghi chính bản thân như Phải chăng tôi đã yêu hai người. Chỉ cần nói đến việc yêu hai người là đã gây nhiều phản cảm. Một tình yêu không chung thủy, một tình yêu thực dụng, không trong sáng, dễ thương vốn có?


Một số tiêu đề lại mang vẻ ủy mị như Cớ sao người hỡi, hỡi mang tính kêu than một cách thảm thiết. Rồi tình ra đi người chẳng muốn - chủ thể không làm chủ được tình hình, hoàn cảnh, sự chia ly, sự mất mát là hiển nhiên dù chủ thể không muốn. Người nghe nhận thấy sự mất mát nhưng lại không gợi chút xót xa, cay đắng. Tại em mà tôi như thế, dù thế nào đi nữa chỉ có thể là tựa đề bài hát cho những ca từ ủy mị, chán nản.


Sự đổ thừa lẫn nhau, sự phụ thuộc, không làm chủ được bản thân là điều thường thấy trong các tựa đề bài hát. Các tiêu đề ca khúc còn na ná nhau về nghĩa, chỉ loay hoay với đề tài tình yêu với đủ sắc thái: thương, hờn, giận, yêu đơn phương, yêu nhiều, yêu trong đau khổ, tình yêu không còn, sự chia ly, sự mất mát, sự hoài nghi, sự lo lắng, sự trách móc. Hầu như không có tiêu đề bài hát nào nói đến một tình yêu đẹp, một tình yêu mang màu sắc chung thủy, hạnh phúc...


Âm nhạc là gì khi không hướng con người đến cái đẹp và những điều tinh túy của cuộc sống. Tiêu đề bài hát chưa phải là cái có những nốt nhạc trầm bổng làm thăng hoa, nhưng đó là bộ mặt của một ca khúc, ít hay nhiều nó cũng phản ánh khiếu thẩm mỹ, tinh thần sáng tác của nhạc sĩ và mang lại cho người nghe xúc cảm lẫn yêu thương hay quí mến.


Tiếc thay một số tiêu đề bài hát nhạc trẻ quá thực dụng, bình dân và một số còn gây sốc. Việc định hướng ngôn ngữ cho việc sáng tác âm nhạc vì thế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.


LÊ THỊ THU TRANG

10 nhận xét:

  1. uhm, tưởng bận bịu gì, hóa ra là ngồi viết cái blog dài loằng ngoằng này đây x(

    Trả lờiXóa
  2. trời ơi, tưởng póc tem đc ai rè vẫn chậm mấy giây 05:50pm/05:50pm :((

    Trả lờiXóa
  3. khiếp
    bựa thế :)) khoe ảnh mới kìa :)) áo hồng kìa :)) đú đú :))
    nội dung bài viết chả quan tâm lắm, vì lâu lắm rồi chả thèm nghe mấy cái bựa bựa này hehe

    Trả lờiXóa
  4. he'he', ca'i pix do' xinh do'

    Trả lờiXóa
  5. ảnh đẹp quá ... ^^

    Trả lờiXóa
  6. Lâu wá anh trai mới blog. Blog tuy dài nhưng có nhiều cái để nghĩ. Nhìn thực trạng này thật nản, nghe nhạc nước ngoài có khi còn mượt mà hơn.
    PS, bài phóng sự có "quảng cáo" blog anh đã dành cho số lớn nhất năm 1-1 ^^. Hơi lâu nhưng chịu khó chờ anh nhá ^^

    Trả lờiXóa
  7. chời hình đẹp wé! hiểu lầm chít hí hí!

    Trả lờiXóa
  8. Theo em thi Bo Van hoa phai chiu trach nhiem chinh trong viec de nhung ca khuc do tran ra thi truong. Bo Van hoa de dinh huong van hoa quan chung, neu ko thi thanh lap ra cai Bo do de lam gi? Thiet nghi vai ong lon nen bi bai chuc vi cai hien trang nay thi hon...

    Trả lờiXóa